Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

29 Tháng Ba 2024

8 đặc sản "chất lừ" nghe tên đã biết ở Tây Bắc, vừa độc nhất vô nhị, vừa có sức hút khó cưỡng

Thứ Hai 16/08/2021 | 13:07 GMT+7

VHO- Các tỉnh tây bắc không chỉ nổi tiếng với những thửa ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới, nơi đây còn là nổi tiếng với vô số những món ăn ngon mà bạn không thể tìm thấy ở nơi nào khác.

Cốm Tú Lệ (Văn Chấn, Yên Bái) là một trong những đặc sản nổi tiếng bởi hương vị thơm ngon, khó lẫn. Cốm được làm từ một loại lúa nếp đặc trưng ở thung lũng Tú Lệ với hạt to tròn, chắc mẩy và vị dẻo thơm đặc biệt. Toàn bộ quy trình sản xuất cốm ở đây đều được bà con dân tộc Thái làm thủ công. Ảnh: @huynhlinh_131

Xôi ngũ sắc là món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái, Tày vùng núi các tỉnh: Yên Bái, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang… Món xôi thường có 5 màu sắc là: trắng, xanh, đỏ, tím vàng. Các màu tạo thành một tổng thể hài hòa, tượng trưng cho âm dương ngũ hành và tình đoàn kết của các dân tộc. Để tạo màu sắc hấp dẫn cho món ăn, bà con vùng cao sử dụng các loại lá cây rừng để nhuộm màu, trong đó gạo nếp phải là nếp nương dẻo quánh, thơm bùi đặc trưng. Ảnh: @tina89trang

Cháo Ấu Tẩu (Hà Giang) được chế biến từ củ ấu tẩu - một loại củ có độc trong rừng. Tuy nhiên, qua bàn tay chế biến của bà con nơi đây, loại độc dược này trở thành nguyên liệu có hương vị hấp dẫn, khó quên. Khi mới ăn du khách sẽ cảm nhận thấy một vị đắng bùi, khó nuốt, nhưng chỉ vài ba thìa đã thấy ngọt miệng, bùi béo lan tỏa nơi đầu lưỡi. Ảnh: @hoangduong210989

Phở chua (Lạng Sơn) là món ăn có tên khá lạ lùng với cách chế biến kỳ công. Bát phở chua bao gồm nhiều thứ được xếp lần lượt: từ bánh phở, đến xá xíu, rồi dưa chuột sau đó nước dùng vừa đủ. Cuối cùng sẽ rải lạc rang, khoai lang chiên và hành khô lên trên. Khi ăn, thực khách có thể trộn đều để thưởng thức hương vị đầy đủ của món ăn. Ảnh: @jessi.foodlover (phở chua, Lạng Sơn)

Cơm lam là món ăn dân dã, giản dị nhưng chứa đựng cả phong vị ẩm thực tinh tế của người vùng cao phía Bắc. Món ăn được nấu trong ống tre hoặc ống nứa và nướng trực tiếp trên than củi. Khi chín, cơm có mùi thơm đặc trưng, rất dẻo và ngọt do thấm nước của ống nứa tươi tiết ra. Ảnh: @follow.mem (cơm lam, Sa Pa)

Vịt quay Lạng Sơn là món ăn nức tiếng, đặc sản của người dân nơi đây. Trước khi nướng người dân ướp vịt với các nguyên liệu như: hành, tiêu, móc mật, bên ngoài phết mật ong. Vịt được nướng trên than hoa, khi ăn miếng thịt mềm, thấm đều gia vị như tan chảy trong miệng. Đến Lạng Sơn mà chưa thưởng thức đặc sản này là thiếu sót rất lớn. Ảnh: @lehovan95

Là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc sau đó được người dân tộc Nùng, Tày… ở Lạng Sơn biến tấu thành đặc sản trứ danh nơi đây. Khâu nhục được làm từ thịt ba chỉ, ướp với các loại nguyên liệu đặc trưng của vùng núi phía Bắc, sau đó hấp cách thủy trong nhiều giờ. Món ăn có vị béo ngậy của thịt hòa quyện với các loại gia vị tạo nên nét đặc trưng riêng, khó lẫn. Ảnh: @huepensee

Bánh cuốn trứng là món ăn độc đáo ở Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn… Khác với bánh cuốn ở các nơi khác, bánh có phần nhân là trứng, vỏ được tráng mỏng làm từ bột gạo. Khi ăn, thực khách thưởng thức với nước chấm hoặc chan với nước xương. Cắn miếng bánh, phần lòng đào trứng ứa chảy tạo vị ngọt béo đặc trưng. Ảnh: Khánh Huyền Foody

DANVIET.VN

Print

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liên hệ quảng cáo: 024.8220036

Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: 124 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302

Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top