Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Nếu không còn sự thuần hậu, Hội An sẽ đánh mất mình

Thứ Tư 05/12/2018 | 09:31 GMT+7

VHO- Ngày 4.12, nhân dịp kỷ niệm 19 năm Đô thị cổ Hội An (Quảng Nam) được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, thành phố Hội An đã chính thức công bố Đề án “Hội An – Nhân tình thuần hậu” (gọi tắt Đề án), đồng thời phát động người dân và du khách cùng hưởng ứng, thực hiện các nội dung vận động mà Đề án xây dựng.

 Ứng xử văn minh, giúp đỡ du khách

 Ông Luce Marjon, một du khách đến từ nước Pháp, lần thứ ba chọn Hội An là điểm đến của kỳ nghỉ đông. Và như mọi lần, ông chọn một homestay nhỏ ở vùng ven Hội An để nghỉ ngơi hơn 10 ngày. “Tính cách thuần hậu, sự tử tế của người dân Hội An chính là “đặc sản” văn hóa nơi đây khiến tôi muốn quay lại Hội An”, ông Marjon chia sẻ.

Sự thuần hậu chính là “đặc sản”

Ông Võ Phùng, Giám đốc Trung tâm VHTT Hội An cho biết, TP Hội An rất kỳ vọng Đề án sẽ khơi gợi lại những bài học quý giá về đạo đức, lối sống của các thế hệ đi trước, từ đó góp phần làm thay đổi nhân sinh quan của thế hệ hôm nay theo hướng tích cực hơn. Bởi lẽ Hội An là mảnh đất hội tụ an lành, nhân tình thuần hậu. Nếu đánh mất sự thuần hậu này, Hội An sẽ không còn là Hội An nữa. “Nhờ một Hội An nhân tình thuần hậu, cách ứng xử với di sản của các bậc tiền nhân nên mới có vốn liếng quý giá của Hội An hôm nay, tạo nên hấp lực đặc biệt để thu hút bốn phương hội tụ về đây”, ông Phùng nói.

Các nội dung vận động mà Đề án đưa ra đã hướng đến xây dựng các hành vi văn hóa, ứng xử văn minh - mỹ quan đô thị trong ýnghĩa một “Hội An – Nhân tình thuần hậu” trở thành nếp sống đẹp trong cộng đồng. Loại trừ các hành vi thiếu văn hóa, phản cảm, thiếu văn minh, vi phạm nếp sống văn hóa... giữa cộng đồng dân cư với nhau, giữa cộng đồng dân cư với khách du lịch. Về lâu dài sẽ “thấm” đến thái độ thuần hậu, tử tế của thế hệ trẻ Hội An trong giao tiếp - ứng xử với con người, với môi trường. Không chỉ thế, việc phục hồi những giá trịtrịtử tế ấy sẽ tạo cho Hội An một sức quyến rũ mới về giao tiếp, ứng xử ở một đô thịcổ mang ý nghĩa một “Di tích sống”.

 Tiêu chí không gian lận, chèo kéo du khách

“Mưa dầm thì sẽ thấm lâu”

Trong quá trình khảo sát, thử nghiệm cụ thể hóa các nội dung vận động vào đời sống thực tế, Trung tâm VHTT đã tổ chức tuyên truyền, triển khai nội dung của Đề án đến người dân và một số trường học trên địa bàn khu vực phố cổ. Hơn ai hết, chính những bậc cao niên ở Hội An là những người hưởng ứng nhiệt tình, đóng góp nhiều ý kiến giá trị, những dẫn chứng cụ thể về những điều được và chưa được trong văn hóa giao tiếp, ứng xử hằng ngày mà họ đã gặp để hoàn thiện đề án.

Ông Thái Văn Hồng, một vịcao niên ở phường Minh An cho biết, tại các buổi tọa đàm, trao đổi hơn một năm qua, nhiều bậc cao niên cũng bày tỏ kỳ vọng khi Đề án được triển khai sẽ là cơ sở để cùng nhắc nhở nhau về những hành vi đẹp và chưa đẹp trong cuộc sống hằng ngày. Từ đó cùng chỉnh đổi lại hành vi của mỗi cá nhân, của tập thể, cùng nhắc nhở, góp ý với nhau để giữ gìn, phát huy cách giao tiếp, ứng xử thuần hậu, nghĩa tình của người dân trong phố cổ vốn có từ lâu đời. Hầu hết đều cho rằng cần thiết triển khai đề án vào đời sống thực tế vì sẽ góp phần gìn giữ, vun đắp cốt cách ứng xử riêng có, rất quý của người Hội An.

“Mưa dầm thì sẽ thấm lâu”, ông Võ Phùng, Giám đốc Trung tâm VHTT tin tưởng. Thực tế, thời gian gần đây, do nhiều yếu tố tác động, một bộ phận người dân Hội An và cả những người ở nơi khác đến Hội An kinh doanh, sinh sống đã có những “độ chênh” nhất định trong ứng xử văn hóa, gây hiểu lầm đáng tiếc về ứng xử của người Hội An với du khách. Những thông tin nhắc đến sự dần phai nhạt những giá trịtốt đẹp, tính cách thuần hậu, tử tế vốn có của người Hội An ngày càng được nói nhiều. Hình ảnh người Hội An ngày nay ít nhiều trở nên thực dụng hơn, thiếu tích cực trong đời sống cũng được nhắc đến nhiều hơn. Điều đó khiến sự lo lắng về những diễn biến xấu có nguy cơ lấn át sự tử tế trong văn hóa ứng xử của người Hội An ngày càng hiển hiện rõ. “Vì vậy, việc xây dựng Đề án cũng là cách tìm về truyền thống ứng xử tốt đẹp của lớp người đi trước, tạo điều kiện khôi phục và duy trì thường xuyên lâu bền những giá trịvăn hóa của chính Hội An”, ông Phùng bày tỏ.

Tại buổi phát động, ông Phan Phước Tùng, Hội trưởng Nghiệp đoàn Xích lô văn hóa Hội An cho hay, 9 nội dung vận động mà Đề án đưa ra rất thiết thực. Như điều 7, “Không gian lận, chèo kéo, chèn ép khách hàng; không nói tục, chửi thề, cãi vã, gây ồn ào tại nơi ởvànơi công cộng” rất thiết thực với mỗi tài xế trong nghiệp đoàn và cả những người làm các công việc buôn bán, kinh doanh, thường xuyên tiếp xúc với du khách đến Hội An vì thực tế không ngày nào là không có ồn ào, xích mích nhau ở nơi công cộng.

Các buổi tuyên truyền được tổ chức tại các trường học trên địa bàn do Trung tâm VHTT Hội An thực hiện thời gian qua cũng đã tác động đến các bạn nhỏ rất nhiều. ChịNguyễn ThịNhung, phụ huynh của em Uyên Thi, học sinh trường THCS Kim Đồng cho biết, những nội dung mà đề án đưa ra rất thực tế và dễ hiểu với tất cả mọi người, nhưng nếu không để tâm thì những điều hay lẽ đẹp ấy dễ bịquên mất trong đời sống tấp nập. Con gái chịNhung bây giờ đã quen với việc xếp hàng, tự động đứng lại chào và chờ khi thấy đám tang trên đường. Nhắc mẹ phân loại rác tại nguồn và không mang thức ăn, đồ uống chứa trong túi nilon, túi nhựa dùng một lần đến lớp. Những điều ấy thấm dần dần và nhẹ nhàng nhưng đã đọng lại rất lâu và sâu sắc, trở thành ứng xử tự nhiên, bổ sung thêm cho các bạn trẻ về thái độ sống, ứng xử với mọi người, xã hội, với môi trường hằng ngày.

Ông Nguyễn Sự, nguyên Bí thư Thành ủy Hội An chia sẻ: Các nội dung vận động được xây dựng trong Đề án thực chất đã tồn tại ở nếp sống, nếp nghĩvà hành vi của con người Hội An tự bao đời. Theo dòng chảy của thời gian, đôi lúc những điều ấy bịphủ bám lớp bụi, lãng quên. Bây giờ, đề án này sẽ gạn lớp bụi ấy, góp nhặt, tập hợp những điều hay, đẹp và xây dựng thành một bộ tiêu chí ứng xử trong toàn thể cộng đồng Hội An. Những gì lạc hậu, biến tướng sẽ phải loại bỏ và giữ lại, phát triển những điều phù hợp, tạo nên phẩm chất đặc trưng của người Hội An. 

 Đề án có 9 nội dung vận động nhân dân địa phương cùng nhau thực hiện: Ông bà, cha mẹsống mẫu mực; con cháu sống hiếu thảo, chăm ngoan. Nhường nhịn, giúp đỡ người già, người tàn tật, phụ nữ có thai, trẻ em; thân thiện với mọi người; thực hiện “văn hóa xếp hàng”. Nhường đường, chào tiễn biệt,… khi gặp đám tang. Tôn trọng các phần đường hoặc lề đường ưu tiên, khu vực dành cho người đi bộ; hạn chế bấm còi, bật đèn chiếu xa; không rồ ga, phóng nhanh, vượt ẩu khi tham gia giao thông.

Không xả rác và vận động những người xung quanh không xả rác, hạn chế tối đa sử dụng túi nilon. Trang phục lịch sự, phù hợp khi buôn bán, trong các di tích và nơi công cộng. Không gian lận, chèo kéo, chèn ép khách hàng; không nói tục, chửi thề, cãi vã, gây ồn ào tại nơi ởvànơi công cộng. Luôn chăm sóc và bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên. Cố gắng làm nhiều việc tốt, việc có ích hằng ngày.

 KHÁNH CHI

 

 

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top