Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

“Bệnh” thành tích trong giáo dục lại tát phát (Bài 2) Thầy và trò như “cái máy” dạy và học

Thứ Tư 12/12/2018 | 11:06 GMT+7

VHO- Một hiệu trưởng trường tiểu học đã thốt lên chua chát như thế khi được hỏi về tình hình dạy và học hiện nay. Đó cũng là tâm sự khó giãi bày của nhiều thầy cô giáo và phụ huynh học sinh. Từ nhiều năm nay, “Thi đua dạy tốt, học tốt” là khẩu hiệu luôn được treo trên vị trí trang trọng của các trường học.

 Trường THCS An Hồng (huyện An Dương - Hải Phòng), nơi một HS bị Phó hiệu trưởng trường túm tóc đập đầu vào tường do HS mắc lỗi

 Nhưng dường như những người thực hiện khẩu hiệu ấy đã vô tình hoặc cố tình hiểu sai, dẫn đến những hậu quả nặng nề mà chính học trò và những người thầy cô phải gánh chịu.

Sức ép vô hình từ “hoàn thành nhiệm vụ năm học”

“Hoàn thành nhiệm vụ năm học” là một câu đơn giản được hiểu là hoàn tất công tác giảng dạy và giáo dục học sinh, căn cứ đánh giá chủ yếu dựa phần lớn vào chất lượng học sinh có đạt những con số chỉ tiêu đưa ra hay không. Tuy nhiên, để hoàn thành được những chỉ tiêu đó không hề đơn giản.

Một lãnh đạo trường THCS thuộc quận Hoàng Mai cho biết, vào cuối năm học, căn cứ vào mức độ hoàn thành các chỉ tiêu năm của từng lớp, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn tự nhận chỉ tiêu cho năm học mới, sau đó thông qua tổ chuyên môn rồi trình lên ban giám hiệu. Về lý thuyết là vậy nhưng thực tế, nếu chỉ tiêu thấp thì trường không đồng ý và chỉ tiêu năm học mới bao giờ cũng phải bằng hoặc cao hơn năm học cũ. Trường tổng hợp chỉ tiêu mà giáo viên đăng kí để xây dựng kế hoạch năm học của toàn trường.

Đối với giáo viên lớp đầu cấp, việc đăng kí chỉ tiêu năm học như “mò kim đáy bể” vì chưa biết trình độ thực của học sinh, mức độ tiếp thu... nên sức ép càng tăng. Thực tế ở các trường học từ cấp THCS trở lên, mỗi giáo viên bộ môn phải dạy môn học của mình ở nhiều lớp khác nhau nên theo dõi học sinh rất mệt, thậm chí có rất nhiều trường hợp giáo viên có cường độ dạy học quá căng dẫn đến tình trạng dạy cho xong, không quan tâm tới việc học sinh tiếp thu đến đâu.

Ở cấp độ trường cũng bị sức ép khá lớn. Và nếu nhìn vào chỉ tiêu của một năm học, nhiều người không khỏi giật mình khi mọi con số đều được ấn định trước và nhiệm vụ của giáo viên là phải hoàn thành. Chẳng hạn, chỉ tiêu năm học 2018 của một trường THCS thuộc thành phố Bắc Giang (Bắc Giang) là phải tuyển 100% số học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học 2017 vào lớp 6 trên địa bàn xã với 170 học sinh, duy trì sĩ số đạt 99,5 % trở lên trong 12 tháng. Đặc biệt, trong các chỉ tiêu năm học có chỉ tiêu về xếp loại hạnh kiểm học sinh, trong đó quy định rõ hạnh kiểm tốt phải đạt 61,2%, khá 33,9%) và trung bình 4,9%. Về xếp loại học lực, số học sinh giỏi phải đạt 20,5%, khá 40,8% và trung bình 37,3%...

Họ hối hận vì chọn nghề giáo?

Một chuyên gia giáo dục nhận xét, giáo viên vì áp lực, trong đó chạy theo thành tích thi đua dẫn đến nhiều phương pháp, hành vi phản sư phạm trong giáo dục. Giáo viên có một nỗi ám ảnh rất lớn là… học trò bị điểm thấp. Điểm số đó giáo viên biết rõ hơn ai hết, có thể không phản ánh đúng năng lực của các em nhưng kết quả đó lại phản ánh điểm thi đua của giáo viên. Tại một hội thảo mới đây về “Áp lực lao động nghề nghiệp của giáo viên Việt Nam hiện nay”, nhóm các nhà nghiên cứu Nguyễn Trọng Bình, Vũ Trọng Rỹ về đề tài “Giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông” đã đưa ra một kết luận khá nhạy cảm: “Ít nhất một nửa giáo viên hiện nay không muốn làm nghề dạy học. Họ hối hận vì chọn nghề giáo”.

Đồng quan điểm, TS Phạm Thị Kim Anh, ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, chính “bệnh thành tích” trong giáo dục là nguyên nhân dẫn đến “thầy không ra thầy, trò không ra trò”, thậm chí thầy phải đồng lõa với cái xấu trong nghề. Vì vậy, những câu chuyện xót xa mới xuất hiện như phụ huynh xin cho con ở lại lớp vì học kém cũng không được. Bởi lẽ, giáo viên bị ép duy trì sĩ số, phải đảm bảo tỷ lệ lên lớp và đỗ tốt nghiệp 100%. “Giáo viên bây giờ ngoài việc phê bình vào sổ ghi đầu bài, hạ hạnh kiểm, không còn biện pháp nào khác. Nhưng điều đó cũng không còn quan trọng vì cuối năm, học sinh vẫn được cho lên lớp, ra trường với bằng tốt nghiệp”, bà Kim Anh nói. 

 Giáo viên bây giờ ngoài việc phê bình vào sổ ghi đầu bài, hạ hạnh kiểm, không còn biện pháp nào khác. Nhưng điều đó cũng không còn quan trọng vì cuối năm, học sinh vẫn được cho lên lớp, ra trường với bằng tốt nghiệp.

(TS Phạm Thị Kim Anh, ĐH Sư phạm Hà Nội)

 QUỐC HÙNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top