Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Di chúc Bác Hồ, những giá trị còn mãi

Thứ Tư 14/08/2019 | 21:19 GMT+7

VHO- Nhân kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 14.8 tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Hội Di sản Văn hóa Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn, 1969 - 2019".

Cách đây nửa thế kỷ, Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã yên nghỉ lúc 9 giờ 47 phút ngày 02.9.1969. Di chúc của Người đã được Bộ Chính trị cho xuất bản và công bố ngay trong ngày quốc tang.

Giá trị trường tồn của bản Di chúc mà Bác Hồ để lại thể hiện ở con số 102 tham luận của các đại biểu là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu… tham  gia hội thảo. Các tham luận tập trung vào 3 chủ đề chính: Bối cảnh ra đời, giá trị và ý nghĩa của Di chúc; Phát huy giá trị của Di chúc trong giai đoạn hiện nay; Thực hiện những lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc.

Ông Phạm Chí Thành, Quyền TBT NXB Chính trị Quốc gia Sự thật nhấn mạnh, bản Di chúc lịch sử được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết năm 1965 đến năm 1969, được Người sửa chữa, bổ sung qua các năm. Nội dung bản Di chúc được Người trù tính thấu đáo, vừa cụ thể, vừa bao quát toàn bộ công việc, từ "việc riêng" cho đến những việc trọng đại của quốc gia, dân tộc, nhân dân. Di chúc đã thể hiện cao độ tinh thần trách nhiệm và tâm huyết của Người đối với Đảng, với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng đất nước; với thế hệ trẻ, với các tầng lớp nhân dân; với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; phản ánh tập trung những tư tưởng, đạo đức, tác phong và tình cảm cao đẹp của Người.

“ 50 năm đã qua, Di chúc của Người với những giá trị tư tưởng to lớn và đặc sắc đã trở thành Cương lĩnh hành động của Đảng, toàn dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như trong công cuộc đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…”, ông Phạm Chí Thành khẳng định.

  TS Vũ Mạnh Hà, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh khẳng định, trong những di sản quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng, cách mạng và dân tộc ta, Di chúc là một văn kiện lịch sử có giá trị lý luận và thực tiễn không chỉ cho giai đoạn cách mạng đã qua, mà còn cho cả những chặng đường sắp tới của cách mạng Việt Nam. Đó là những lời căn dặn đầy tâm huyết về khát vọng độc lập, tự do và thống nhất đất nước; về xây dựng một Đảng trong sạch vững mạnh; về chiến lược con người; về kế hoạch xây dựng lại đất nước sau chiến tranh; về tình đoàn kết quốc tế… của một Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất, một tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng, suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân, luôn cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.

Bản Di chúc là tác phẩm được Chủ tịch Hồ Chí Minh chuẩn bị trong thời gian tương đối dài, trong đó tổng kết những quan điểm tư tưởng, đồng thời thể hiện rõ những trăn trở, suy tư cũng như những mong mỏi, hy vọng của Người.

Ông Vũ Mạnh Hà cho biết, Hội thảo được tổ chức nhằm tập trung làm rõ những giá trị lý luận và thực tiễn của bản Di chúc từ thực tế lịch sử cách mạng Việt Nam 50 năm qua. Trên cơ sở đó tiếp tục khẳng định giá trị thực tiễn của bản Di chúc lịch sử và rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Từ đó, góp phần vào việc tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch  Hồ Chí Minh theo Chỉ thị  05-CT/TƯ ngày 15.5.2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Tại hội thảo, GS.TS Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương nhìn nhận, để hiểu được giá trị tư tưởng đổi mới, hội nhập của Người trong Di chúc, trước hết phải thấy Bác đã sớm thay đổi tư duy mới, lại có hành động đổi mới dựa trên phương pháp sáng tạo và phong cách thiết thực, chú trọng thực tiễn và hiệu quả, kết hợp hài hòa giữa kế thừa và phát triển, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế. Đổi mới gắn liền với phát triển, vì mục tiêu phát triển, có nội dung và ý nghĩa sâu xa về văn hóa. Hồ Chí Minh qua hoạt động lý luận và thực tiễn của mình đã nhận thức và giải quyết thành công quy luật tiếp biến văn hóa để đổi mới và phát triển, có chủ kiến rõ ràng về con đường hội nhập quốc tế của Việt Nam…

 Cũng theo GS.TS Hoàng Chí Bảo, với giá trị tầm vóc lớn lao, Di chúc đã trở thành Bảo vật quốc gia. Ở đó, Người không chỉ nêu bật những tư tưởng lớn mà còn chỉ dẫn sâu sắc về phương pháp, cách làm trong thực tiễn, hướng dẫn chúng ta hành động sáng tạo, linh hoạt, kiên định lý tưởng, mục tiêu, giữ vững nguyên tắc mà vô cùng uyển chuyển, mềm dẻo "dĩ bất biến ứng vạn biến" trong những hoàn cảnh mới, điều kiện mới. "Tư tưởng về chủ nghĩa xã hội và đổi mới của Người trong Di chúc dù đã cách đây nửa thế kỷ nhưng vẫn còn nguyên tính thời sự và hiện đại, vẫn đang tiếp tục chỉ dẫn, thúc đẩy Đảng, chính quyền, các đoàn thể trong hệ thống chính trị hành động, làm tất cả vì quyền tự do và làm chủ của nhân dân, vì một Việt Nam - dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", GS Hoàng Chí Bảo nhấn mạnh.

Tổng kết  Hội thảo, PGS.TS Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định, các ý kiến đóng góp, tham luận, thảo luận của các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học tại Hội thảo góp phần khẳng định những giá trị trường tồn của bản Di chúc - văn kiện lịch sử vô giá, một di sản văn hóa, quốc bảo của Đảng, nhân dân và dân tộc ta. Hội thảo cũng làm sáng tỏ nhiều khía cạnh mới trong nhận thức về nội dung, ý nghĩa của Di chúc trong tiến trình đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng ta. “Suy nghĩ về tư tưởng của Bác Hồ, về những dặn dò, tiên lượng của Người, chúng ta càng ý thức rõ hơn và cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân quyết tâm thực hiện thắng lợi Di chúc của Người, xứng đáng với nguyện ước của Bác về xây dựng một nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, PGS.TS Trương Ngọc Nam nhấn mạnh.

HOÀNG NGÂN; ảnh: MẠNH HÀ

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top