Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Lưới điện phân phối và ảnh hưởng của điện mặt trời

Thứ Hai 19/08/2019 | 14:48 GMT+7

VHO - Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện có 27 dự án điện năng lượng mặt trời (gọi tắt là ĐMT) được phê duyệt. Dự kiến khi các dự án đi vào hoạt động, Khánh Hòa sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia từ 2.000 triệu kWh/năm trở lên. 

Dự án ĐMT tại Cam Lâm do EVNCPC làm chủ đầu tư đã đi vào hoạt động vào cuối tháng 6.2019

Nằm ở khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa khoảng 26,7°C. Cường độ bức xạ mặt trời trung bình hơn 5 kWh/m2. Đặc biệt là khu vực Cam Ranh, cường độ bức xạ mặt trời lên đến 5,34 kWh/m2/ngày - là khu vực thuận lợi nhất để phát triển ĐMT.

Theo Sở Công thương Khánh Hòa, trên địa bàn tỉnh có nhiều địa điểm có thể phát triển ĐMT, diện tích có thể đưa vào sản xuất ĐMT là hơn 7.500 ha, tổng công suất hơn 3.000 MW. Qua khảo sát, các địa phương có tiềm năng lớn để phát triển ĐMT là Cam Ranh, Cam Lâm, Vạn Ninh…

Phát triển các nguồn điện dùng năng lượng tái tạo, nhất là nguồn ĐMT ở Việt Nam đang được Nhà nước khuyến khích mạnh bằng nhiều chính sách, cơ chế hỗ trợ. Đây là định hướng đúng đắn, phù hợp cho phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện.

Song hành với những lợi ích không thể phủ nhận của nguồn ĐMT, chúng lại có đặc điểm là phụ thuộc vào bức xạ mặt trời ban ngày và ban đêm, tính thất thường của thời tiết, mây mù, giông bão... Thực tế cho thấy, các nguồn ĐMT chỉ làm việc hiệu quả từ khoảng 7h sáng tới 17h chiều hàng ngày. Nếu không có thiết bị pin dự trữ để phát lại điện vào chiều tối và ban đêm thì coi như nguồn ĐMT chỉ làm việc hiệu quả khoảng 9 giờ/ngày, và chỉ có công suất cực đại vào buổi trưa, khi mặt trời lên cao nhất. Còn những ngày mưa gió, mây mù thì công suất không đáng kể.

Có thể thấy, với đặc điểm thay đổi công suất nhanh, không kiểm soát, điều khiển được, ĐMT sẽ gây ra dao động lớn với hệ thống điện theo biến thiên của cường độ bức xạ của Mặt trời. Nếu các nguồn điện khác không được đầu tư thêm để thay thế tại các thời điểm đó, hoặc các nguồn điện hiện có không được điều chỉnh tăng (hay giảm) công suất kịp thời để bù - trừ trong khi có ĐMT tham gia, hệ thống điện sẽ mất cân bằng nguồn cấp và phụ tải tiêu thụ. Khi đó, điện áp và tần số hệ thống điện sẽ trượt ra ngoài chỉ số định mức cho phép và các hệ thống bảo vệ sẽ tác động, dẫn đến hậu quả rã lưới, mất điện trên diện rộng.

Như vậy, cần có nguồn phát điện dự phòng khác để huy động khi nguồn ĐMT biến thiên nhanh, hoặc đột ngột dừng. Đồng thời, nhằm đảm bảo cho hệ thống điện vận hành an toàn, không sụt điện áp, tần số thì cần có lượng công suất sẵn sàng gần tương đương với tổng các nguồn ĐMT tham gia.

Lắp đặt hệ thống ĐMT cho hộ gia đình

Mặt khác, để có thể chủ động điều khiển các nguồn điện thay thế, hoặc điều khiển chính các nguồn ĐMT khi có hiện tượng bất thường trên hệ thống điện, đơn vị vận hành hệ thống điện cần phải có biện pháp, công cụ, năng lực dự báo chính xác sự tăng giảm bức xạ mặt trời trong ngày, trong tuần... để ước lượng công suất phát của ĐMT ngay cả khi đã có đủ nguồn dự phòng nhằm đảm bảo cho toàn bộ lưới điện hoạt động an toàn và ổn định.

Một điểm nữa cần quan tâm là các nguồn ĐMT có thiết bị inverter hay phát sinh các loại sóng hài gần với tần số riêng của hệ thống điện có thể gây ra hiện tượng cộng hưởng và tác động xấu đến lưới điện cũng như ảnh hưởng gây hư hỏng cho chính nhà máy ĐMT. Vì vậy, các chủ đầu tư nguồn điện mặt trời cần tính toán đánh giá ảnh hưởng của sóng hài và có các giải pháp lắp đặt thiết bị lọc sóng hài để giảm tác động tín hiệu xấu tới nhà máy và hệ thống điện.

Do đó, bên cạnh việc phát triển các trang trại ĐMT quy mô vài chục đến hàng trăm MW, cần tập trung tuyên truyền quảng bá, khuyến khích mạnh phát triển ĐMT áp mái tại các mái nhà dân, công xưởng, tòa nhà thương mại... Lý do là điện mặt trời áp mái có nhiều ưu điểm: quy mô nhỏ; bố trí phân tán; chỉ đấu nối và lưới hạ hoặc trung áp (0,4 kV hay 22 kV) nên không gây ra tác động lớn đến lưới điện phân phối; có thể huy động xã hội hóa hoạt động đầu tư nhằm mở rộng quy mô sản xuất ĐMT với quy mô nhỏ...

 

NGỌC NGÂN

Print
Tags:

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top