Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Hà Nội đẩy mạnh phong trào xây dựng mô hình “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”

Thứ Tư 16/10/2019 | 21:39 GMT+7

VHO - Nhằm nâng cao chất lượng xây dựng mô hình “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” , UBND TP Hà Nội vừa  ban hành Kế hoạch số 205/KH-UBND triển khai công tác xây dựng mô hình “Gia đình văn hoá”, “Làng văn hoá”, “Tổ dân phố văn hóa” trên địa bàn thành phố đến năm 2020.

Theo kế hoạch, thành phố phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành các chỉ tiêu: 88% số hộ được công nhận và giữ vững danh hiệu “Gia đình văn hóa”; 62% số thôn, làng được công nhận và giữ vững danh hiệu “Làng văn hoá”; 72% số tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa”.

Để hoàn thành chỉ tiêu này, thành phố triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, đổi mới các hình thức tuyên truyền vận động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tính cần thiết cũng như lợi ích thiết thực, những tác động lớn lao, lâu dài của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đối với sự phát triển của Thủ đô. Tuyên truyền, giáo dục cho mỗi công dân Hà Nội nhận thức và hành động theo các tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh, có ý thức tôn trọng kỷ cương, pháp luật, xây dựng các quan hệ xã hội giàu tính nhân văn trên cơ sở phát huy những nét đẹp truyền thống, khẳng định những giá trị mới, có nếp sống, hành vi ứng xử văn hóa, thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi lĩnh vực đời sống hằng ngày…

Hà Nội thúc đẩy công tác tuyên truyền xây dựng thủ đô văn minh, thanh lịch"

Trong chỉ đạo, tổ chức triển khai phong trào phải gắn từng nội dung với việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch của từng địa phương, ban ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Gắn kết quả thực hiện phong trào với các tiêu chí thi đua cụ thể trong đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng tháng, hằng quý, hằng năm. Quy trình bình xét phải thống nhất; gắn xây dựng “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh” với “Gia đình văn hoá”, “Tổ dân phố văn hoá”, “Làng văn hoá”, “Đơn vị văn hóa”. Thường xuyên rà soát, kiện toàn ban chỉ đạo phong trào các cấp đảm bảo có đầy đủ các thành viên như quy định nhằm đảm bảo công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp liên tục, hiệu quả.

Ngoài các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, ngành phải huy động được mọi tiềm năng của các tầng lớp nhân dân vào việc xây dựng các thiết chế văn hóa (Nhà văn hóa, sân thể thao, thư viện, tủ sách các thiết bị văn hóa…) và tổ chức các hoạt động văn hóa quần chúng ở cơ sở, đặc biệt là ở những khu vực gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế – xã hội. Đồng thời, chính quyền chăm lo trợ giúp cho nhu cầu sinh hoạt và hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp nhân dân, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Phong trào xây dựng thủ đô văn minh, thanh lịch cần có sự chung sức, tham gia của nhiều tổ chức

Cùng với đó, thực hiện các hình thức phát động phong trào thi đua, tổ chức các hội thi để lôi cuốn mọi lực lượng trong xã hội tham gia thực hiện các nội dung phong trào. Phối hợp thống nhất quy trình, tiến độ tổ chức đăng ký, kiểm tra bình xét các mô hình văn hóa hằng năm. Các cấp công nhận các danh hiệu theo đúng tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục và thẩm quyền đã quy định. Tiến hành sơ kết, tổng kết theo từng thời kỳ; tổ chức tọa đàm, hội thảo, tập huấn, tham quan để rút kinh nghiệm và tìm các biện pháp triển khai cho thời gian kế tiếp.

Biểu dương khen thưởng các gương điển hình xuất hiện trong quá trình thực hiện, đồng thời, phê phán đúng mực các biểu hiện gây tác động tiêu cực, xây dựng các chế tài xử lý những cá nhân, tập thể không thực hiện những nội dung phong trào.

Trong kế hoạch này, UBND thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; bám sát nội dung cuộc vận động gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế của thành phố. Tích cực vận động các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.

Các cơ quan báo, đài của thành phố xây dựng chuyên mục, dành nhiều thời lượng phản ánh sinh động các nội dung phong trào. Phát hiện, nêu gương các điển hình văn hóa, phê phán những thói hư, tật xấu, hành vi, lối sống xa lạ với nếp sống văn hóa dân tộc. Các nội dung, chương trình được phát sóng phải có tính định hướng, giáo dục cao, nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người trong xây dựng văn hoá người Hà Nội.

MINH KHANG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top