Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Khi "kinh doanh" quyền công dân thành một xu thế

Thứ Sáu 18/10/2019 | 11:09 GMT+7

VHO- Việc mua bán và trao đổi quốc tịch cho người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh và đầu tư kinh doanh đã dần trở nên phổ biến, tạo nên ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD gây tranh cãi.

Việc các quốc gia cho phép một công dân có tới hai quốc tịch dần trở nên phổ biến Ảnh: CNN

Dù quốc tịch là thứ biểu thị quyền công dân của mỗi quốc gia cụ thể, một khái niệm đã tồn tại trong nhiều thập kỷ, trong khoảng 50 năm trở lại đây việc các quốc gia cho phép một công dân có tới hai quốc tịch dần trở nên phổ biến. Hơn một nửa số quốc gia trên thế giới hiện có các chương trình đầu tư công dân.

Không đặt chân đến quốc gia cấp hộ chiếu

Theo Christian Kalin, một chuyên gia ngành luật người Thụy Sĩ, Chủ tịch Henley & Partners thì giờ đây mua bán, trao đổi quốc tịch đã trở thành ngành công nghiệp toàn cầu trị giá 25 tỷ USD. Ông Kalin là một trong những nhà đầu tư lớn nhất thế giới trong thị trường đang phát triển nhanh chóng này. Hình thức kinh doanh toàn cầu mới cũng giúp các cá nhân và gia đình giàu có hưởng quyền công dân tại các quốc gia khác. Ông cũng cho rằng, quan niệm truyền thống về quyền công dân trên thế giới đã “lỗi thời”. Có những người ủng hộ lập luật của ông. Tuy nhiên, đối với phần đông công dân trên thế giới, hoạt động buôn bán hộ chiếu, vốn gắn liền với quốc tịch và bản sắc là điều không phù hợp.

Đối với một số quốc gia như Vanuatu, hộ chiếu hiện là nguồn cung cấp thu nhập lớn nhất của chính phủ. Việc sở hữu hộ chiếu Vanuatu sẽ giúp các công dân được miễn thị thực du lịch khắp châu Âu. Hầu hết, người nước ngoài tiến hành mua bán hộ chiếu Vanuatu thậm chí không bao giờ đặt chân đến quốc gia này. Thay vào đó, họ nộp đơn xin quyền công dân tại các văn phòng ở nước ngoài, như PRG Consulting, nhà môi giới quyền công dân Vanuatu được cấp phép, có trụ sở tại Hồng Kông (Trung Quốc).

Hồng Kông được coi là một trong những thị trường mua bán quyền công dân lớn nhất thế giới. Trả lời phỏng vấn của BBC, MJ một nhà kinh doanh tư nhân cho biết, người dân Trung Quốc có nhu cầu sử dụng hộ chiếu thứ hai, thậm chí thứ ba lớn nhất thế giới. Ông cho biết: “Họ muốn sử dụng hộ chiếu châu Âu để mở các tài khoản ngân hàng, mua bán bất động sản hoặc bắt đầu kinh doanh”. Bên cạnh đó, theo MJ, giới siêu giàu Trung Quốc cũng sử dụng hộ chiếu Vanuatu để đến châu Âu.

Một “nỗi xấu hổ”

Theo BBC, quyền công dân là một thị trường toàn cầu đầy cạnh tranh, đối với các quốc gia và quốc đảo nhỏ, đặc biệt là ở vùng Caribbean. Tại đây, giá cho một hộ chiếu là khoảng 150.000 USD. Đây cũng là mức giá để sở hữu hộ chiếu Vanuatu. Trong khi đó, khách hàng phải chi trả 274.000 USD tại Montenegro. Mức giá cho một hộ chiếu Vương quốc Anh là từ 2,5 triệu USD. Theo lời của MJ, việc sắp xếp để có một hộ chiếu Vanuatu chỉ trong vòng 30 ngày, biến đây trở thành sự lựa chọn phổ biến. Tuy nhiên, việc mua bán quốc tịch tại quốc gia này cũng chứa nhiều rủi ro, đặc biệt là khi Vanuatu nổi tiếng về nạn tham nhũng.

Phát biểu về ngành công nghiệp kinh doanh quốc tịch, Cựu Thủ tướng Vanuatu, Barak Sope cho rằng đây là một “nỗi xấu hổ”. Ông cho rằng, nước này đã bán quyền công dân của mình và chỉ ra cơn lũ đầu tư của người Trung Quốc trong khu vực. Các nhà đầu tư của Trung Quốc cũng bị chỉ trích bởi những người dân địa phương. Nhiều công dân Vanuatu cảm thấy phiền lòng vì các công ty Trung Quốc giữ phần tiền đầu tư từ hộ chiếu nước này, tuy nhiên chỉ sử dụng lao động đại lục.

Theo Anne Pakoa, một nhà lãnh đạo địa phương ở Vanuatu, người dân nước này không được hưởng lợi gì từ việc mua bán hộ chiếu, dù trước đó chính quyền đưa ra cam kết đây sẽ là chương trình hỗ trợ tái cơ cấu cơ sở hạ tầng và các nhà dân bị tàn phá sau trận bão Pam năm 2015. Còn ông Dan McGarry người điều hành một tờ báo địa phương cho biết, sẽ khó có thể hình dung sự thay đổi chính sách trong thời gian sắp tới. Doanh số bán hộ chiếu hiện chiếm hơn 30% doanh thu của đất nước. “Đối với một đất nước nhỏ bé như chúng ta, đây là một vấn đề lớn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải đặt ra câu hỏi, điều này có thực sự đúng đắn? Có đúng đắn không khi chúng ta buôn bán chủ quyền của chính mình cho những cá nhân trả giá cao nhất”, ông Dan nói. Đây cũng là câu hỏi của nhiều quốc gia, không chỉ Vanuatu, đặc biệt là trong thời buổi toàn cầu hóa. 

HẢI CHI

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top