Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Các trường đại học dùng kết quả tốt nghiệp THPT: Nên bổ sung thêm các điều kiện riêng

Thứ Sáu 09/10/2020 | 10:21 GMT+7

VHO- Đó là ý kiến GS.TS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trong cuộc trao đổi với Văn Hóa chiều qua 8.10 về thực trạng điểm chuẩn trúng tuyển vào nhiều trường đại học sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay làm cơ sở tuyển sinh tăng đáng kể so với năm ngoái.

 GS Trần Hồng Quân cho rằng, việc lấy điểm thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT làm căn cứ tuyển sinh ĐH là không đảm bảo lắm

 Ngoài những trường thuộc nhóm dẫn đầu, có ngành mà những năm trước chỉ có mức điểm chuẩn trung bình thì năm nay thí sinh phải đạt trên 9 điểm/ môn mới trúng tuyển.

Thưa GS, ông có nhận xét gì về việc điểm chuẩn vào các trường ĐH năm nay tăng đáng kể so với năm trước?

- GS.TS Trần Hồng Quân: Theo tôi kỳ thi năm nay có đề thi vừa phải, không quá khó nên kết quả thi cao hơn các năm trước. Đó cũng là điều bình thường. Kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ để kiểm tra trình độ để làm cơ sở xét tốt nghiệp THPT, còn tuyển sinh có tính chất khác hoàn toàn, đó là tính chất phân hóa và sàng lọc. Việc tuyển sinh hiện nay theo luật là quyền của các trường ĐH. Các trường ĐH có thể lấy kết quả kỳ thi THPT làm căn cứ, cũng có thể tổ chức một kỳ đánh giá riêng, hoặc tổ chức kiểm tra năng lực bằng cách khác...

Tuy nhiên, việc lấy điểm thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT làm căn cứ để tuyển sinh ĐH là không đảm bảo lắm dù có lấy điểm chuẩn cao bao nhiêu. Ngày trước khi có 2 kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh vào ĐH và kỳ thi vào ĐH chính là để phân hóa, sàng lọc những thí sinh đủ điều kiện vào học ĐH. Rồi kỳ thi THPT quốc gia những năm gần đây trong đề thi cũng có phần nâng cao để giúp phân hóa và sàng lọc thí sinh. Còn kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, mục tiêu phân hóa và sàng lọc không được đặt ra nhiều, chỉ phục vụ mục tiêu xét tốt nghiệp. Điều này Bộ GD&ĐT đã chỉ rõ khi đặt tên cho kỳ thi. Bộ tổ chức kỳ thi để xét tốt nghiệp THPT là đúng, còn các trường ĐH tham khảo kết quả và sử dụng ở mức độ nào là quyền của các trường và họ phải chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình.

Vậy theo GS, các trường ĐH phải làm gì để đảm bảo chất lượng đầu vào?

- Tôi cho rằng, các trường ĐH khi tuyển sinh cần bổ sung thêm các điều kiện riêng để đảm bảo chất lượng, tuyển được những sinh viên tốt nhất cho trường mình. Thực tế có khá nhiều trường dùng kết quả thi THPT để xét tuyển, đó là do các trường đó chấp nhận kết quả thi phù hợp với mục tiêu tuyển sinh của trường mình. Tuy nhiên tôi vẫn cho rằng kết quả đó hạn chế về tính sàng lọc. Vì vậy, trong rất nhiều sinh viên có số điểm rất cao trúng tuyển vào một trường chẳng hạn, rất khó phân biệt em nào thực sự xuất sắc. Để khắc phục tình trạng này, một số trường đã áp dụng kết hợp xét học bạ và điểm thi, trong đó chú trọng điểm số hoặc điểm thi của môn thi có liên quan trực tiếp tới ngành học. Có trường tổ chức thêm một cuộc thi hoặc phỏng vấn gọi là kiểm tra năng lực đầu vào. Cũng có những trường sau khi hoàn thành tuyển sinh còn tổ chức các cuộc thi kiểm tra trình độ sau đó để loại trừ các sinh viên không thể theo học. Những biện pháp như vậy làm tăng sự phân hóa tính sàng lọc của việc tuyển sinh, đảm bảo chất lượng đầu vào nhưng lại gây khó cho các trường và thí sinh vì thêm tốn kém kinh phí, thời gian....

Vì các lẽ đó, tôi rất hoan nghênh việc Bộ GD&ĐT giao cho các địa phương tổ chức thi tốt nghiệp THPT và giao hẳn cho các trường ĐH tự chủ trong tuyển sinh. Và việc kết hợp như thế nào mục tiêu của kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH là nhiệm vụ của các trường chứ không phải là của Bộ GD&ĐT. Nhưng tôi luôn nói, việc kết hợp hai mục tiêu vào một kỳ thi là khó và nếu kết hợp thì hiệu quả hạn chế vì tính chất của xét tốt nghiệp và tuyển sinh là rất khác nhau. 

 Điểm chuẩn tăng cao ở ngành “hot”

Năm nay, thí sinh ngỡ ngàng bởi sự tăng vọt điểm chuẩn của hàng loạt ngành như công nghệ thông tin, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, kỹ thuật phần mềm, khoa học máy tính, ngôn ngữ Anh…, không chỉ rơi vào các trường ngành y, quân đội, công an như năm trước. Cá biệt, để trúng tuyển ngành Hàn Quốc học Trường đại học KHXH&NV Hà Nội bằng khối C, thí sinh phải đạt 3 điểm 10. Một điểm dễ nhận thấy là điểm các ngành học được cho là nóng tăng rất cao, trong khi điểm vào các ngành khác trong cùng một trường lại chỉ ở mức trung bình.

Chẳng hạn, Trường ĐH Quốc tế điểm ngành cao nhất 27, ngành thấp nhất 18. Trường ĐH Y dược TP.HCM ngành thấp nhất 19 trong khi ngành cao nhất 28,45 điểm. Một số trường như Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, ĐH Giao thông vận tải TP.HCM mức lệch trên 10 điểm… Tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), điểm chuẩn ngành Hàn Quốc học lên tới 30 điểm.

QUỐC HÙNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top