Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Việc ban hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) là cần thiết

Thứ Hai 19/10/2020 | 15:33 GMT+7

VHO- Sáng 19.10, Bộ Tư pháp đã tổ chức cuộc họp Hội đồng thẩm định Hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) do Bộ VHTTDL đề nghị. Cuộc họp do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoành Oanh và Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy chủ trì, tham dự cuộc họp có đại diện các đơn vị chức năng liên quan của Bộ Tư Pháp, Bộ VHTTDL và các Bộ, ban ngành, các tổ chức liên quan.

Cuộc họp của Hội đồng thẩm định Hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) 

Hội đồng thẩm định đã nghe đại diện Bộ VHTTDL  trình bày về những bất cập và những lý do cấp thiết cần xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi, bổ sung). Theo Tờ trình Đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) mà đại diện Bộ VHTTDL báo cáo tại Hội đồng, sau 12 năm triển khai và thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, bên cạnh những thành tựu đạt được, Luật cũng đã bộc lộ hạn chế như: Các quy định về biện pháp giáo dục và hỗ trợ đối tượng có hành vi bạo lực gia đình chưa được quy định rõ ràng; Các chính sách về xã hội hóa công tác PCBLGĐ  chưa rõ và chưa thu hút được sự tham gia của tổ chức, cá nhân; Luật quy định về hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình nhưng chưa làm rõ được tính đặc thù giữa hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình với hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp ngoài gia đình… Thực tế, những vụ bạo lực gia đình sau khi bị xử lý hành chính hoặc hình sự thì những mâu thuẫn, tranh chấp đang tồn tại trong gia đình cơ bản chưa được hóa giải. Vì vậy, để ngăn chặn bạo lực gia đình tái diễn, Luật cần quy định rõ việc hòa giải các vụ việc bạo lực gia đình, kể cả các vụ BLGĐ đã được xử lý hành chính hoặc hình sự. Mặt khác, việc hòa giải còn mang nặng thủ tục hành chính, người tham gia hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình còn hạn chế về kiến thức và kỹ năng, thậm chí một số người còn tư tưởng định kiến giới nên công tác hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay chưa hiệu quả…

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoành Oanh và Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy chủ trì

Đại diện Vụ Gia đình (Bộ VHTTDL) trao đổi về nội dung Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi, bổ sung)

Việc ban hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành, đặc biệt là xử lý nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình, người vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình, tăng cường các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong thực thi nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình, nâng cao chất lượng của công tác hòa giải, thông tin tuyên truyền và khuyến khích xã hội hóa trong phòng, chống bạo lực gia đình. Từ đó góp phần xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, để gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người.

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh cho biết dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) rất quan trọng, góp phần xây dựng văn hóa gia đình, phát triển con người toàn diện. Sau 12 năm triển khai và thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, bên cạnh những thành tựu đạt được, Luật cũng đã bộc lộ hạn chế đã được Bộ VHTTDL chỉ ra và cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.

Tại Hội nghị, các thành viên của Hội đồng thẩm định gồm đại diện Văn phòng Quốc hội, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Công an, Hội Liên hiệp Phụ nữ VN,  chuyên gia cao cấp... đều đánh giá việc cấp thiết cần phải sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và đóng góp cho các nội dung trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật.

Toàn cảnh cuộc họp

Đại diện Bộ Công an đề nghị khi xây dựng báo cáo tổng kết cần chỉ rõ kết quả, khó khăn, vướng mắc trong các quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Về giải pháp, cần chỉ rõ từng khó khăn, bất cập trong nội tại quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và đưa ra giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng sửa đổi Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Từ đó xác định chính sách xây dựng trong báo cáo đánh giá tác động…

Đại diện Bộ Tài chính đề nghị ban soạn thảo hồ sơ cần làm rõ và cụ thể hơn về chính sách tài chính, về nguồn ngân sách đối với từng chính sách. Ví dụ như ở Chính sách 4 đề cập sửa đổi, bổ sung làm rõ các chính sách của Nhà nước đối với công tác PCBLGĐ như kinh phí, nhân lực cần có nội dung quy định cụ thể mức cụ thể vì kinh phí phát sinh có thể rất lớn nếu không có dự phòng sẽ khó thực hiện, triển khai. Hoặc như chính sách 5 đề cập tới việc khen thưởng, chi trả chế độ cho người tham gia công tác PCBLGĐ cũng cần phải có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và phải căn cứ theo Luật thi đua, khen thưởng. Ở Chính sách 6 về xây dựng cơ sở dữ liệu về gia đình và PCBLGĐ, Ban soạn thảo cần phối hợp với Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan để đưa nội dung về chi phí cả phát sinh cụ thể hơn.

Đại diện của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho rằng việc sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cần phải đối chiếu với các văn bản luật đã có như Luật bình đẳng giới hoặc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hiện đang có sẵn mô hình phòng chống bạo lực giới từ cấp xã, đã xây dựng bộ chỉ tiêu thống kế về giới... Ban soạn thảo cần phối hợp và đối chiếu để tránh sự chồng chéo.

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy cho biết Bộ VHTTDL sẽ tiếp thu các ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định để bổ sung, cập nhật các nội dung và số liệu mới, rà soát đối chiếu với  các luật đã ban hành để tránh sự chồng chéo khi thực thi. Bộ VHTTDL sẽ hoàn thiện  Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật, sau đó sẽ có báo cáo giải trình tiếp thu với Hội đồng thẩm định để làm sao đảm bảo kế hoạch trình Chính phủ vào tháng 11.2020.

THÚY HIỀN; ảnh : QUANG VINH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top