Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

“Nhân chi sơ, tính bản thiện”

Thứ Tư 28/10/2020 | 10:50 GMT+7

VHO- Gần đây, chúng ta được chứng kiến rất nhiều hành động thiện nguyện hướng về bà con vùng lũ lụt miền Trung. Những tấm lòng nhân ái này thực sự đã trở thành bài học ý nghĩa về việc phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” của người Việt ta, khiến chúng ta suy nghĩ nhiều hơn về tình người ấm áp trong khó khăn hoạn nạn, và hơn thế, về một tương lai tươi sáng của dân tộc được kết tinh bởi sự nhân hậu của mỗi cá nhân.

 Ảnh minh họa

 Những ngày qua, chúng ta cũng đã nói nhiều về hoạt động thiện nguyện của các nghệ sĩ. Việc “những người của công chúng” lăn xả vào “rốn lũ” bất chấp nguy hiểm một lần nữa đã chứng minh vai trò của văn hóa, nghệ thuật, mà đại diện là các nghệ sĩ, trong việc lan toả những điều tốt đẹp, sẻ chia tình yêu thương, lòng nhân ái trong cuộc sống. Những tấm lòng “thơm thảo” của các anh các chị đã truyền cảm hứng cho các hoạt động thiện nguyện nở rộ trong toàn xã hội và thực sự đã lay động, đánh thức hàng triệu trái tim Việt Nam hãy hành động vì xã hội và cộng đồng.

Từ thiện nói riêng hay lòng tốt nói chung không phải là việc làm riêng của một ai đó. Ai cũng có thể thể hiện lòng tốt qua những công việc phù hợp với khả năng của riêng mình. Việc ông Ăm Dược ở Quảng Trị không tham 10 triệu đồng ai đó “bỏ quên” trong quần áo cứu trợ, hay cụ ông Võ Văn Bình ở Quảng Bình dùng con đò nhỏ của mình cứu hàng trăm người trong cơn “hồng thủy” đã chứng minh lòng tốt có thể xuất phát từ những việc làm cụ thể của những cá nhân sức hết bình dị, nhưng chính sự bình dị lại là những bài học cao cả nhất về sự lương thiện của con người.

Chúng ta đã chứng kiến cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào cuộc, hướng về dải đất miền Trung vừa trải qua cơn lũ dữ. Từ em học sinh nhịn ăn sáng đóng góp vào quỹ ủng hộ lũ lụt, đến bà cụ già tần tảo gom góp từng đồng bạc lẻ bán mớ rau, con cá để gửi tới đồng bào gọi là “của ít lòng nhiều”; và liên tiếp từng đoàn xe từ mọi miền Tổ quốc, trên xe xếp đầy chặt những bao gạo, thùng mì, quần áo ấm, nhu yếu phẩm đổ về vùng rốn lũ, hết đoàn này đến đoàn khác, nối dài như vô tận, đến những nơi thôn bản xa xôi nhất, đường đi khó khăn nhất để được tận tay trao cho bà con manh quà, tấm bánh mới yên lòng quay về. Rồi những kiều bào ta từ nơi xa xôi cũng đồng loạt hướng về khúc ruột miền Trung, chia sẻ để đồng bào sớm vượt qua cơn hoạn nạn. Cả xã hội đã cùng nhau làm việc thiện, cùng nhau lan tỏa những yêu thương, đó thực sự là tín hiệu đẹp về sự phồn vinh của dân tộc, bởi yếu tố con người là quan trọng nhất trong sự phát triển của một đất nước.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”. Mỗi người có một vị trí đứng riêng và cũng có cách đóng góp riêng của mình cho xã hội. Chúng ta mong muốn xây dựng đất nước mà ở đó mọi người đều có thể thể hiện lòng tốt một cách bình dị nhất! 

 PGS.TS BÙI HOÀI SƠN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top