Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Đọc “Đừng coi thường sự lười học của con người” thấy những chiêm nghiệm giá trị

Thứ Tư 18/11/2020 | 08:05 GMT+7

VHO-Với kinh nghiệm 30 năm trong lĩnh vực báo chí, TS Trần Ngọc Châu đã có cơ hội đến thăm và làm việc tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Cũng từ đó, ông có vô vàn những trăn trở đối với sự nghiệp phát triển của đất nước. Ông rút ra rằng sự thịnh vượng của một quốc gia, một dân tộc chỉ duy nhất đến từ con đường khai sáng qua giáo dục. Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam  (20.11.2020), đọc  Đừng coi thường sự lười học của con người thấy thấm thía từ những chiêm nghiệm giá trị của ông.

Một nền giáo dục khai phóng, tôn trọng nhân cách, hướng đến sự công bằng, trung thực, tôn trọng luật pháp chính là nền tảng tạo nên sức mạnh bay lên của các con rồng Châu Á. T.S Trần Ngọc Châu suy tưởng, mong mỏi, và chờ đợi từ các bậc phụ huynh một sự thức tỉnh; hay từ những nhà giáo dục và hoạch định chính sách một sự tâm huyết thực sự, để tất cả cùng toàn tâm toàn ý cho sự thay đổi nhằm hướng đến một quốc gia giàu mạnh, một xã hội hưng thịnh, thái bình. Người dân sẽ hạnh phúc biết bao khi được đóng góp và cống hiến sức lực của mình thông qua hoạt động giáo dục, qua sự cạnh tranh lành mạnh, nhờ đó xây dựng được một niềm tin mạnh mẽ trong nhân dân.

Với những chiêm nghiệm giá trị và bút pháp chăm chút thận trọng, Đừng coi thường slười học của con người lôi cuốn, say mê người đọc từ những cảnh tỉnh của tác giả qua chỉ dụ của vua Quang Trung đến những viện dẫn của ông về lời khuyến cáo của Tổng thống Mandela, và những dự báo tương lai của nhà sử học Harari; vai trò quan trọng và giá trị ảnh hưởng to lớn của chí sĩ Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu cũng được tác giả trân quý, đề cao khi chủ trương khai dân trí để tự lực, tự cường xây dựng đất nước, sau đó độc lập, tự do, hạnh phúc mới mong được trường tồn.

T.S Trần Ngọc Châu  cho rằng để thúc đẩy sự tiến bộ xã hội không chỉ bắt nguồn bằng việc thay đổi giáo dục tri thức từ nhà vua, quan lại, hay cả vương triều mà sự thay đổi đó còn phải bắt nguồn từ chính con trẻ của người dân trong toàn xã hội.

Thông qua kinh nghiệm của mình làm thầy giáo khi chỉ vừa 14 tuổi, ông nhận thấy niềm tin và sự đam mê học hỏi của trẻ con đều đến từ sự gương mẫu của người lớn. Nền tảng của xã hội với những giá trị quý giá như khách quan, trung thực, đạo đức, niềm tin phải được bắt đầu học tập từ khi còn rất trẻ. Để nuôi dưỡng nó cần trải qua quá trình kiên trì rèn luyện, chuyển biến con người từ tư duy cảm tính sang lý tính. Điều kiện thiết yếu để xây dựng nền văn minh kỹ trị chính là một sự quyết tâm giáo dục bền bỉ …ông đã mang ơn nghề dạy học và gìn giữ tinh thần đó cho đến tận ngày nay. TS Trần Ngọc Châu đã gửi gắm rất nhiều điều tâm huyết, chiêm nghiệm thông qua “câu chuyện học hành” để mong có sự tiếp sức của toàn xã hội, từ đó tạo nền tảng thúc đẩy phát triển toàn diện bền vững, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người dân.

                                                                                                                                                           T.S Trần Đình Lâm

                                                                                                                                   Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á

                                                                                                                             -Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học quốc gia TP. HCM

Print
Tags:

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top