Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Chấm dứt lạm dụng kháng sinh trong bệnh viện, chăn nuôi và hộ gia đình

Thứ Năm 26/11/2020 | 08:30 GMT+7

VHO- Người bệnh phải nằm viện lâu hơn và tỷ lệ tử vong tăng lên ở tất cả các nhóm tuổi do nguyên nhân kháng thuốc kháng sinh. Kháng thuốc và xu hướng gia tăng kháng thuốc đã và đang trở thành một nguy cơ lớn cho nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển.

Tuần lễ nâng cao nhận thức về phòng chống kháng thuốc được đánh dấu bằng lễ mitting Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT cùng các đối tác như Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp  của Liên Hợp Quốc (FAO) cùng nhau cam kết phối hợp, chấm dứt việc sử dụng kháng sinh sai và lạm dụng kháng sinh từ các bệnh viện, khu chăn nuôi và tại các hộ gia đình; kêu gọi các ngành, lĩnh vực và mọi người dân cùng hành động để duy trì hiệu quả  của kháng sinh.  

Nâng cao nhận thức về phòng chống kháng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh ra đời như bước ngoặt trong y học hiện đại, giúp các bác sĩ thành công trong việc đánh bại các vi khuẩn nguy hiểm, giúp nhiều trẻ em sống sót hơn và tuổi thọ của người lớn được kéo dài. Kháng sinh không chỉ được sử dụng trong điều trị mà còn được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản nhằm mục đích trị bệnh và kích thích tăng trưởng. Tuy nhiên do việc sử dụng kháng sinh không hợp lý, lạm dụng kháng sinh, điều trị kháng sinh khi không cần thiết trong nhiều năm đối với con người cũng như động vật, mua bán thuốc kháng sinh không cần đơn… đã làm gia tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh, khiến chúng hầu như không hiệu quả. Trên khắp thế giới, con người, thực vật và động vật đang chết vì những bệnh nhiễm trùng không còn có thể chữa trị được nữa - ngay cả với những loại thuốc kháng sinh tiên tiến nhất.

“Việc đầu tư, nghiên cứu cho ra đời các kháng sinh mới đã giảm trong nhiều thập kỷ nay, dẫn đến sự thiếu hụt các kháng sinh có hiệu quả để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn đa kháng. Điều này làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị kinh điển, là mối nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng; tác động đến kinh tế, xã hội hết sức to lớn đặc biệt ở các nước nghèo, kém phát triển”, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh.

Việc sử dụng kháng sinh thiếu kiểm soát càng đáng báo động hơn khi nó xâm nhập vào chuỗi thức ăn và môi trường sinh thái của chúng ta. Để kiểm soát tốt được việc sử dụng kháng sinh không chỉ trong lĩnh vực y tế mà còn trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cần có sự tham gia tích cực của người chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi và sản xuất thuốc thú y; đây cũng là nhân tố quan trọng trong công cuộc phòng chống kháng kháng sinh.

N.DƯƠNG

  

 

 

 

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top