Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Gỡ khó cho doanh nghiệp du lịch tiếp cận nguồn vốn vay

Thứ Tư 23/12/2020 | 17:09 GMT+7

VHO-Nhằm bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp du lịch trong việc tiếp cận các gói tín dụng, chính sách ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, ngày 23.12, Báo Người Lao Động đã tổ chức tọa đàm chủ đề “Kết nối doanh nghiệp du lịch và ngân hàng – Gỡ khó về vốn và chính sách”. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng dự và phát biểu chỉ đạo.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng dự và phát biểu tại Tọa đàm

Theo ông Ngô Hoài Chung, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL), lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong năm nay ước chỉ đạt 3,7 triệu lượt, giảm 80% so với năm 2019; khách nội địa đạt khoảng 55 triệu lượt, giảm 35% so với năm trước. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 320.200 tỉ đồng, giảm 45% so với năm 2019. Ông Chung cho biết, có khoảng 1/5 tổng số cơ sở lưu trú trên toàn quốc phải đóng cửa, dừng hoạt động; 1/3 số cơ sở hoạt động cầm chừng. Doanh thu của các điểm tham quan, vui chơi giải trí giảm khoảng 60%. Các doanh nghiệp lữ hành lớn chỉ bố trí khoảng 30% nhân sự trực tại công ty, nhân viên nghỉ không lương hoặc bị giảm lương chiếm 80%. Tính đến đầu tháng 12, đã có trên 328 doanh nghiệp lữ hành xin thu hồi giấy phép, toàn ngành du lịch ước thiệt hại 23 tỉ USD, năng lực của ngành du lịch giảm sút trầm trọng.

Ông Ngô Hoài Chung, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL) chia sẻ tại Tọa đàm

Trong điều kiện hết sức khó khăn đó, nhiều gói tín dụng và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được tung ra. Thế nhưng, nhìn vào thực tế, doanh nghiệp du lịch hiện vẫn rất khó tiếp cận các nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi và các chính sách hỗ trợ khác. Ông Võ Anh Tài, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) cho rằng, tình hình dịch bệnh trong khu vực và thế giới vẫn diễn biến khó lường, chưa có dấu hiệu dừng lại và có thể sẽ kéo dài đến giữa hoặc cuối năm 2021. Trong khi đây là những thị trường khách quốc trọng điểm của du lịch Việt Nam, điều này dự báo du lịch nước ta sẽ còn bị thiệt hại và ảnh hưởng nghiêm trọng. Các hoạt động du lịch trong nước chỉ phục hồi một phần chứ chưa thể hoàn toàn được, du khách trong nước hiện nay chủ yếu có xu hướng đi du lịch theo nhóm gia đình nhỏ lẻ, nên việc khai thác tour của các đơn vị lữ hành vẫn còn khá chậm. Đó là chưa nói đến trường hợp dịch quay trở lại, du khách sẽ hủy tour, kéo theo hàng loạt khó khăn chồng chất lên các doanh nghiệp du lịch. Do đó, rất cần có sự tiếp sức của các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi, thủ tục đơn giản. Theo ông Tài, nhiều doanh nghiệp du lịch hiện không có tài sản thế chấp để vay vốn, tài sản nào có thì đã thế chấp rồi. Vì thế, các ngân hàng nên nới lỏng chính sách cho vay tín chấp, xem xét nới lỏng đối với những doanh nghiệp du lịch có uy tín và thương hiệu. Hơn nữa, lãi suất tiền gửi hiện đã giảm mạnh, nhưng lãi suất cho vay thì không giảm, gần như cao gấp đôi lãi suất huy động. Trong điều kiện hiện nay, khó có doanh nghiệp du lịch nào đủ “sức khỏe” theo được lãi suất cho vay của các ngân hàng.

Các doanh nghiệp du lịch nêu khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận nguồn vốn vay

Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Minh Ngọc, thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Vietravel nhìn nhận, doanh nghiệp du lịch hiện nay không có doanh thu, không có nguồn tiền, không còn tài sản để thế chấp… Theo đó, các ngân hàng có thể xem xét cho vay tín chấp những khoản nào có thể cho vay được, những năm qua ngành du lịch đã đóng thuế rất nhiều, thời điểm khó khăn hiện nay nên có sự chia sẻ lại để hỗ trợ doanh nghiệp du lịch cầm cự và dần phục hồi. Ông Trần Văn Long, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Du lịch Việt cho biết, đối với doanh nghiệp làm lữ hành thì không có nhiều vồn, cũng không có tài sản thế chấp, vốn lớn nhất chính là thương hiệu của doanh nghiệp. Thế nhưng ngân hàng không chấp nhận cho vay qua tín chấp bằng thương hiệu, mà phải có tài sản thế chấp thì hiếm có doanh nghiệp lữ hành nào đáp ứng được. 

Thứ trưởng Nguyễn Văn Hùng với các đại biểu

Chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp du lịch, đại diện các ngân hàng cho biết, để ngân hàng cho vay tín chấp thì ngân hàng phải kiểm soát được doanh thu của doanh nghiệp lữ hành. Trong bối cảnh rủi ro cao như hiện nay mà không có tài sản thế chấp, không kiểm soát được rủi ro thì phần lớn các ngân hàng không mặn mà với việc cho vay tín chấp. Vì phần lớn vốn của các ngân hàng phải đi huy động mà có. Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. HCM khẳng định, nguồn vốn vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố hiện nay là không thiếu. Cái khó hiện nay là hồ sơ vay vốn đòi hỏi phải có tài sản thế chấp để đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý. Đối với những doanh nghiệp du lịch không có tài sản thế chấp thì nên tạo điều kiện cho ngân hàng quản lý được nguồn tiền và doanh thu của doanh nghiệp để quyết định khoản cho vay, đảm bảo ngân hàng thu hồi được nợ. 
Phát biểu tại Tọa đàm, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, chính sách tín dụng hiện nay không thiếu, cái khó là điều kiện tiếp cận nguồn vốn. Thứ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Chính phủ đã giao các bộ, ngành liên qua sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ theo hướng thông thoáng hơn nhằm tiếp sức cho doanh nghiệp du lịch duy trì hoạt động. Thứ trưởng tin tưởng, khung chính sách mới sắp được ban hành, đi vào cuộc sống sẽ là “bệ đỡ”, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, phục hồi dần và sáng tạo những cách làm mới để “sưởi ấm” lại thị trường du lịch trong nước.

HOÀNG HẢI

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top