Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang

Chủ Nhật 03/01/2021 | 06:01 GMT+7

VHO-Tối 2.1 tại Khu Di tích Bạch Đằng Giang, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Khu di tích Bạch Đằng Giang và Chương trình nghệ thuật "Hào khí Bạch Đằng Giang".

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu dự buổi lễ

Dự buổi lễ có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch; Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm; Trưởng Ban nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hoà Bình; Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng; Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện...cùng đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, ban ngành, lãnh đạo TP Hải Phòng và các tỉnh, thành khác; các nhà khoa học, khảo cổ học tiêu biểu cùng hàng vạn người dân.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện trao Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Khu di tích Bạch Đằng Giang cho Thành phố Hải Phòng

Lễ đón nhận diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 1082 năm chiến thắng đầu tiên trên sông Bạch Đằng của Đức vương Ngô Quyền (31.12.938-31.12.2020), chuẩn bị kỷ niệm chẵn 1045 năm chiến thắng trên sông Bạch Đằng lần thứ 2 trên sông Bạch Đằng của Hoàng Đế Lê Đại Hành (28.4.981 – 28.4.2021), kỷ niệm 733 năm chiến thắng trên sông Bạch Đằng lần thứ 3 của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (9.4.1288 – 9.4.2021).

Buổi lễ nhằm thể hiện sự tri ân sâu sắc của thế hệ hôm nay đối với các anh hùng dân tộc đã có công lớn trong các trận chiến trên sông Bạch Đằng; khẳng định tiềm năng và trí tuệ của con người Việt Nam; những giá trị nổi bật của các trận thắng trên sông Bạch Đằng đối với lịch sử Việt Nam và thế giới; khơi dậy và nêu cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, góp phần giáo dục và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa, truyền thống yêu nước và đấu tranh giải phóng dân tộc hào hùng của dân tộc ta trong thời kỳ đổi mới; tuyên truyền những giá trị khoa học, giá trị lịch sử, giá trị văn hóa của Khu Di tích quốc gia Bạch Đằng Giang, từng bước nghiên cứu, bổ sung giá trị hướng tới trình đề nghị UNESCO công nhận quần thể di tích chiến thắng trên sông Bạch Đằng là di sản văn hóa thế giới.

Bên cạnh đó, buổi lễ cũng nhằm tôn vinh, giới thiệu và quảng bá những giá trị văn hóa tiêu biểu, độc đáo của di tích quốc gia Bạch Đằng Giang và những tiềm năng của Hải Phòng, giới thiệu về một Hải Phòng với bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa đến du khách trong nước và quốc tế đang vươn mình mạnh mẽ hội nhập quốc tế.

Bí thư TP Hải Phòng Lê Văn Thành phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư TP Hải Phòng Lê Văn Thành nhấn mạnh, Hải Phòng là vùng đất cửa biển, miền Đông Bắc huyện Thủy Nguyên, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Thời phong kiến từ cửa biển Nam Triệu vào sông Bạch Đằng tàu thuyền sẽ ngược lục đầu giang vào thẳng tới kinh đô. Hai mặt sông Bạch Đằng là hệ thống sông ngòi dày đặc, núi non hiểm trở, có nhiều hang động và rừng rậm. Đặc biệt thuận lợi cho việc bố trí phòng thủ quốc gia. Vào thế kỷ thứ X và thế kỷ XIII đã diễn ra bao trận thủy chiến hào hùng của dân tộc ta, chống quân xâm lược phương bắc. Năm 938 người anh hùng dân tộc Ngô Quyền đã sử dụng trận địa cọc gỗ, vận dụng quy luật thủy triều lãnh đạo nhân dân tổ chức chống quân xâm lược Nam Hán. Chỉ trong một ngày quân và dân ta đã đánh tan toàn bộ quân xâm lược, kết thúc chiến tranh, giải phóng dân tộc. Chấm dứt 1117 năm Bắc thuộc. Sau chiến thắng anh hùng dân tộc Ngô Quyền đã xưng vương, bắt tay vào xây dựng triều đình, chọn các Âu lạc xưa làm kinh đô, mở ra một thời kỳ mới – thời kỳ độc lập tự chủ của đất nước. Trên dòng sông Bạch Đằng, năm 981 Hoàng đế Lê Đại Hành đã lãnh đạo nhân dân tiếp tục sử dụng phương pháp trận địa cọc gỗ để tổ chức kháng chiến, đập tan chiến trah xâm lược, giữ vững nền độc lập tự chủ đưa đất nước Đại Cồ Việt vào thời kỳ phát triển hùng mạnh. Cũng trên dòng sông Bạch Đằng, năm 1288 một lần nữa Hưng Đạo Đại vương đã vận dụng sáng tạo địa hình, trận địa cọc gỗ và quy luật sông nước Bạch Đằng lãnh đạo quân và dân nhà Trần nhấn chìm hàng trăm chiếc thuyền của quân xâm lược Nguyên Mông. Lập nên một trong những chiến công oai hùng bậc nhất trong lịch sử, chấm dứt giấc mộng xâm lăng xuống khu vực Đông Nam Á của đế chế Nguyên Mông mở ra thời kỳ phát triển cho quốc gia.

Chương trình nghệ thuật tại buổi lễ

Cùng với nhân dân cả nước, người dân Hải Phòng luôn có đóng góp to lớn, những người nông dân nơi miền cửa biển đã trở thành những chiến binh, dân binh đứng dưới ngọn cờ của các vị anh hùng dân tộc. Nhiều người đã trở thành những vị tướng tài giỏi được người dân lập đền thờ tôn vinh là Thành hoàng, vị thần trên nhiều làng quê, khu phố của Hải Phòng. Trên cùng một dòng sông trong 2 thế kỷ khác nhau diễn ra 3 trận quyết chiến chống giặc ngoại xâm. Chiến thắng đều thuộc về dân tộc chính nghĩa, các chiến thắng trên sông Bạch Đằng đều là những dấu mốc trong lịch sử quan trọng trong lịch sử chống giặc. Mở ra một thời kỳ hòa bình, phát triển của đất nước. Tất cả đã tạo nên một dòng sông Bạch Đằng huyền thoại, ngàn năm qua trong tâm thức mọi người dân Hải Phòng thì Bạch Đằng là dòng sông linh thiêng, mạch nguồn sức mạnh kỳ diệu của dân tộc. Niềm tự hào ấy đã góp phần hun đúc lên bản sắc, phẩm chất của người dân Hải Phòng. Đó là tinh thần trung kiên, ý chí, kiên cường…trở thành nguồn lực sức mạnh nội sinh cho sự phát triển TP. Với tấm lòng thành kính tri ân các vị anh hùng dân tộc, các bậc tiên liệt. Nhân dân TP Hải Phòng đã tận tâm xây dựng khu di tích Tràng Kênh – trung tâm của chiến trường năm xưa.

Việc tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Khu Di tích Bạch Đằng Giang cũng sẽ giúp phát huy giá trị Khu Di tích, từ đó hình thành và nâng cấp các sản phẩm du lịch tại huyện Thủy Nguyên và kết nối các tua, tuyến trong thành phố nhằm tạo nên sản phẩm du lịch hấp dẫn mang đậm bản sắc văn hóa, mảnh đất và con người Hải Phòng.

Từ năm 2008 đến nay, các công trình trong khu di tích đã lần lượt được xây dựng, tạo nên một quần thể di tích uy nghi, lung linh soi bóng xuống Bạch Đằng Giang lịch sử. Khu di tích lưng tựa núi, chân đạp sông, mắt dõi biển Đông, tạo thành điểm tựa tâm linh cho cả vùng Đông Bắc Tổ quốc.

Điểm nhấn trong quần thể di tích không thể không nhắc tới ngôi đền mang tên Bạch Đằng Giang thờ Đức Ngô Quyền Vương, người khai sinh trận địa cọc Bạch Đằng, đánh thắng quân Nam Hán năm 938, chấm dứt 1117 năm Bắc thuộc, mở ra nền văn minh Đại Việt.

Bí thư Thành uỷ Hải Phòng đề nghị UBND thành phố khẩn trương kiện toàn Ban quản lý Khu di tích, thực hiện nhiệm vụ quản lý theo nhiệm vụ đã được phê duyệt và các quy định của Luật Di sản văn hóa cùng hệ thống các luật liên quan. Đồng thời, chỉ đạo Ban quản lý Khu di tích ban hành quy chế quản lý, phát huy mô hình ba không trong những năm vừa qua. Tiếp tục duy trì Khu di tích lịch sử quốc gia Bạch Đằng giang là công trình phục vụ nhân dân, tuyệt đối không thu vé thăm quan, không tổ chức kinh doanh thương mại dịch vụ; không thu tiền trông giữ xe của nhân dân và du khách. Ban quản lý Khu di tích cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, bảo đảm cho khu di tích thực sự kiểu mẫu, văn minh để nơi đây xứng đáng là nơi lưu giữ hồn thiêng sông núi như lời danh sĩ nổi tiếng thời nhà Trần, Phạm Sư Mạnh đã khẳng định “Giang san vượng khí Bạch Đằng thâu”. Lãnh đạo thành phố tin tưởng rằng Khu di tích Bạch Đằng giang sẽ thực sự trở thành địa chỉ có giá trị giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, niềm tự hào dân tộc, hun đúc ý chí, khát vọng xây dựng đất nước thịnh vượng, hùng cường cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Tại chương trình, Cục trưởng Cục Di sản văn hoá (Bộ VHTTDL) Lê Thị Thu Hiền đã công bố Quyết định số 3229/QĐ-BVHTTDL ngày 14.11.2020 của Bộ VHTTDL về việc xếp hạng Khu di tích lịch sử quốc gia đối với Khu di tích Bạch Đằng giang. Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã trao Bằng xếp hạng cho Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng.

Tiếp nối phần nghi lễ trao Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia Khu di tích Bạch Đằng Giang là chương trình biểu diễn nghệ thuật sử thi đặc biệt với chủ đề "Hào khí Bạch Đằng Giang" được dàn dựng công phu, hoành tráng, với sự tham gia của hơn 500 nghệ sĩ, diễn viên đến từ các đoàn nghệ thuật trong cả nước. Chương trình gồm 3 phần, mỗi phần là hoạt cảnh và các ca khúc mang âm hưởng hào hùng, nhằm tái hiện 3 chiến thắng lẫy lừng trên dòng sông Bạch Đằng, tôn vinh các vị anh hùng dân tộc.

Trong khuôn khổ Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang, thành phố Hải Phòng cũng tổ chức trưng bày triển lãm về các trận thắng trên sông Bạch Đằng tại Quảng trường Nhà hát thành phố và tại Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang đến hết ngày 5.1.2021.

NGUYỄN QUÂN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top