Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Điểm sáng trong​​​​​​​ bức tranh đầy mảng tối

Thứ Hai 04/01/2021 | 10:46 GMT+7

VHO- Đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ lên mọi khía cạnh đời sống con người, làm thay đổi thế giới từ những điều nhỏ nhất.

 Bong bóng du lịch sẽ giúp khôi phục các hoạt động đi lại giữa các nước Ảnh: AP

Nhưng dù dịch bệnh vẫn còn mang quá nhiều ẩn số, khó khăn sẽ còn kéo dài thêm một thời gian nữa, những thách thức mà đại dịch gây ra vẫn còn rất lớn, thì vẫn có nhiều lý do để lạc quan bước vào năm 2021.

Khốn đốn vì đại dịch

Bước sang năm mới, nhiều nước châu Âu vẫn đang áp đặt các lệnh hạn chế nghiêm ngặt. Biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại Anh với khả năng lây lan cao hơn đã đặt cả châu Âu trước một làn sóng dịch mới. Tính đến thời điểm này, ít nhất 34 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam, đã xác nhận có các ca nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện tại Anh. Với khả năng lây lan nhanh hơn chủng virus gốc tới 70%, biến thể SARS-CoV-2 mới nhanh chóng lan rộng sang nhiều nước châu Âu. Ngay lập tức, các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đã được đưa ra. Theo đó, hàng loạt quốc gia đã liên tiếp đưa ra lệnh hạn chế nhập cảnh, đóng cửa biên giới, cấm các chuyến bay đến và đi từ Anh để ngăn chặn biến thể mới lây lan. Đức, Hà Lan, Bulgary là những quốc gia đầu tiên đóng cửa biên giới với Anh. Đầu tháng 1.2021, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm nhập cảnh đối với người đến từ Anh cho đến cuối tháng này. Tại Mỹ, các hãng hàng không đã giảm đáng kể số chuyến bay tới Anh.

Trong khi đó, ở châu Á, Nhật Bản thông báo cấm nhập cảnh từ tất cả các quốc gia tới hết tháng 1. Indonesia cũng đã cấm nhập cảnh đối với người đến từ Anh. Ngoài lệnh cấm bay, đóng cửa biên giới, các chuyên gia y tế nhận định, những biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 hiện hành như sát khuẩn, đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc… vẫn là các phương pháp đúng đắn để khống chế dịch bệnh.

Suy thoái kinh tế đang giới hạn khả năng phản ứng của các quốc gia đối với hệ quả y tế và kinh tế do đại dịch gây ra. Kể từ trước khi có Covid-19, gần một nửa số quốc gia thu nhập thấp đã ngập trong nợ hoặc bị nợ nần đe dọa. WB cảnh báo nghĩa vụ nợ sẽ tạo ra gánh nặng lớn trong nhiều năm tới, đồng thời kêu gọi các nước có hành động nhanh chóng để giảm thiểu nợ, tránh tạo ra thiệt hại lâu dài.

Đến thời điểm hiện tại, chưa thể dự đoán thời điểm và khả năng dịch bệnh kết thúc trong năm 2021. Nhưng với những tín hiệu tích cực từ vắcxin và sự nỗ lực toàn cầu, một số chuyên gia y tế nhận định, tới mùa thu năm nay, những hoạt động bình thường mới có thể sẽ bắt đầu quay trở lại. Trên thực tế, đại dịch Covid-19 đã xúc tác cho những thay đổi về y tế, công nghệ và phương thức làm việc.

Nhiều yếu tố lạc quan

Cách con người giao tiếp với nhau cũng phải thay đổi, những cử chỉ thân mật và thông lệ ngoại giao nhường chỗ cho trạng thái “bình thường mới”. Kinh tế thế giới lao đao, suy thoái, các doanh nghiệp phải đóng cửa, hàng không và du lịch bị ảnh hưởng nặng nề. Biên giới cứng quốc gia phải “dựng lên” khắp nơi để chặn dòng lây lan không kiểm soát của dịch bệnh.

Nhưng cũng trong cuộc chiến với kẻ thù chung ấy, cả thế giới bước vào cuộc đua phát triển vắcxin trong thời gian ngắn kỷ lục. Ngay lúc này, Nga, Mỹ, châu Âu đã bắt đầu việc tiêm chủng trên quy mô lớn chưa từng có. Cơ chế COVAX - sáng kiến của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, hiện đã đảm bảo quyền tiếp cận khoảng 2 tỉ liều vắcxin cho các nước thu nhập thấp và trung bình từ nhiều nhà sản xuất khác nhau. Nhưng để đảm bảo đủ nguồn vắcxin cho các nước này thì vẫn được xem là một thách thức trong thời gian tới.

Đại dịch Covid-19 cũng khiến đầu tư lĩnh vực công và tư tập trung vào dược phẩm và chăm sóc sức khỏe nói chung. Dịch vụ Telehealth (khám chữa bệnh từ xa) đang phát triển mạnh mẽ. Đại dịch cũng nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề sức khỏe, tính bền vững khi người tiêu dùng trẻ tuổi đang mua các sản phẩm bền vững và lành mạnh hơn. Tại một diễn đàn gần đây, Giám đốc phụ trách khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Takeshi Kasai nói rằng, đại dịch đã làm thay đổi cách thức các xã hội vận hành và cách chúng ta nhận thức về giá trị sức khỏe và y tế. “Tình huống này đòi hỏi chúng ta phải dỡ bỏ các rào cản, hợp tác với sự đoàn kết, mở ra không gian cho các ý tưởng mới, các đối tác mới và bao quát những bất ổn và sự sáng tạo, đồng thời tính toán các rủi ro – điều vô cùng cốt yếu của sự đổi mới”, ông Kasai nói.

Không liên quan trực tiếp đến virus, nhưng năm 2021 cũng có khả năng báo trước những tiến bộ trong chỉnh sửa bộ gene, một công cụ quan trọng trong phát triển bộ dụng cụ chẩn đoán Covid-19 và các loại thuốc kháng virus, cũng như các phương pháp điều trị mới cho bệnh ung thư và các bệnh hiếm gặp. Năm mới cũng có thể mang tới những tiến bộ trong điện toán lượng tử và cải thiện trong quản lý thảm họa thông qua việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (big data).

Một trong những thay đổi rõ nhất của năm 2020 đối với người lao động là phương thức làm việc linh hoạt. Nhiều công ty, bao gồm cả những công ty ở Đông Á, hiện đang thực hiện phương án tạm thời làm việc từ xa. Hiện các quốc gia châu Á đang chuẩn bị mở hành lang đi lại để đưa ngành hàng không trở lại bình thường ở một mức độ nào đó. Australia và New Zealand đã nhất trí thiết lập hành lang đi lại vào quý đầu tiên của năm 2021. Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore cũng dự kiến bắt đầu cho phép đi lại giữa 2 bên. 

 HÙNG CƯỜNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top