Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Ninh Thuận có hơn 30 di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật xuống cấp nghiêm trọng

Thứ Hai 04/01/2021 | 11:09 GMT+7

VHO- Lãnh đạo Sở VHTTDL Ninh Thuận cho biết, toàn tỉnh hiện có trên 30 di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, tôn giáo đang trong tình trạng xuống cấp nặng, một số hạng mục của di tích có nguy cơ đổ sập nhưng không thể trùng tu.

 Cụm tháp Hòa Lai xuống cấp nghiêm trọng trong thời gian dài

Theo đó, các di tích xuống cấp nghiêm trọng tháp Hòa Lai, đình Thuận Hòa, đình Ninh Quý, đình Tri Thủy, đình Văn Sơn, đình Vạn Phước… Theo lãnh đạo Sở này, trong nhiều năm qua, các di tích, đặc biệt là 12 di tích cấp quốc gia của tỉnh đều được quan tâm đầu tư chống xuống cấp bằng vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa. Bên cạnh đó, các di tích này cũng được người dân địa phương, nhà hảo tâm hỗ trợ tu bổ thêm bằng nguồn kinh phí xã hội hóa.

Nguyên nhân di tích xuống cấp là do điều kiện tự nhiên (thiên tai, lũ lụt, thời tiết khắc nghiệt) đã tác động mạnh đến sự tồn tại của hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh. Trong đó, loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật như đình, miếu có một số hạng mục cấu tạo từ gỗ, hệ thống cột cái, vì kèo, giàn mái... qua thời gian sử dụng và mối mọt xâm hại nên bị xuống cấp, mục ruỗng, thấm dột, ảnh hưởng đến nội thất bên trong các di tích. Một số di tích khác xuống cấp ở hạng mục vách, tường bao bị sủi, bong tróc. Việc duy tu đối với di tích không được thường xuyên do hạn chế về kinh phí, kể cả kinh phí của Trung ương và địa phương. Theo đó, khi được phê duyệt phải ưu tiên trùng tu, gia cố chống xuống cấp ở những kết cấu quan trọng của kiến trúc và những công trình, hạng mục đang xuống cấp nghiêm trọng là chủ yếu. Sau một thời gian, các hạng mục đã xuống cấp chưa được trùng tu tiếp tục ảnh hưởng tới kết cấu nhiều hạng mục khác của di tích.

Bên cạnh đó, công tác quản lý về lĩnh vực văn hóa, di tích ở cấp xã, phường còn nhiều khó khăn do thiếu nhân lực am hiểu về lĩnh vực bảo tồn, trùng tu di tích. Nguồn vốn huy động xã hội hóa cho trùng tu di tích cũng còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, thiết chế văn hóa làng xã hiện nay có nhiều thay đổi, một số di tích cả năm chỉ mở cửa được một vài lần nên việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích gặp nhiều khó khăn...

XUÂN HƯỚNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top