Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Khai mạc trưng bày Bài ca kết đoàn: Những bài học lịch sử vẹn nguyên giá trị

Thứ Sáu 08/01/2021 | 16:19 GMT+7

VHO- Ngày 8.1, BQL Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức Trưng bày chuyên đề “Bài ca Kết đoàn”. Trưng bày thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và 91 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 – 3.2.2021).

Phát biểu khai mạc trưng bày, bà Nguyễn Thị Bích Thủy, Giám đốc Ban quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò nhấn mạnh, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua 12 kỳ Đại hội. Mỗi kỳ Đại hội gắn với những giai đoạn lịch sử, những thành tựu, những bài học kinh nghiệm khác nhau. Một trong những yếu tố giúp lập nên bao chiến công vẻ vang là khơi dậy tinh thần đoàn kết toàn dân tộc dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng.

Trưng bày “Bài ca kết đoàn” kể câu chuyện về những người con ưu tú của Đảng sinh ra trong cùng gia đình, dòng họ ở 5 miền quê đã quyết tâm đi theo con đường cách mạng, bị địch bắt giam tại Nhà tù Hỏa Lò và nhiều nhà tù khác. Giữa chốn “địa ngục trần gian”, các chiến sĩ vẫn hô vang những khẩu hiệu cách mạng với tinh thần: “Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết”.

Bằng tinh thần hiệp đồng chặt chẽ, sự bền tâm, nhất trí, một dân tộc nhỏ bé đã chiến thắng những kẻ thù xâm lược hùng mạnh nhất. Đảng đã tập hợp, lãnh đạo nhân dân kết thành một khối vững chắc, để viết nên những trang sử vàng chói lọi, từ “mùa thu nắng tỏa Ba Đình” tháng 8.1945, đến mốc son Điện Biên lịch sử tháng 5.1954 và Đại thắng mùa xuân năm 1975.

“Bài ca kết đoàn” là bài ca, ca ngợi việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, không chỉ là bài học xương máu trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng đất nước, mà còn giữ nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: từ năm 2020 đến nay, trước những ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị; sự tin tưởng, đoàn kết, chung sức đồng lòng của toàn dân, công tác phòng, chống dịch bệnh đã được kiểm soát rất tốt ở Việt Nam.

Cũng trong năm 2020 vừa qua, xót xa trước cảnh khúc ruột miền Trung “oằn mình” trong bão lũ, nhiều cá nhân, tổ chức đã sẵn sàng ủng hộ, quyên góp, hỗ trợ bà con. Thậm chí, có nhiều tấm gương hy sinh khi cứu giúp đồng bào. Những hành động dũng cảm và nhân văn đó đã góp phần thắp sáng nên tình nghĩa đồng bào, chia ngọt sẻ bùi trong gian khó.

“Có thể thấy, từ trong đổ nát chiến tranh, trong dịch bệnh nguy nan hay trước bão lũ khắc nghiệt, chỉ cần cả dân tộc cùng sẻ chia và đoàn kết dưới ngọn cờ của Đảng, sẽ tạo ra sức mạnh to lớn để hồi sinh sự sống từ đau thương, đổ nát, hướng tới một tương lai tươi sáng hơn...”, bà Nguyễn Thị Bích Thủy nhấn mạnh.

 Trưng bày được thể hiện qua 2 nội dung: ''Dấu ấn nơi miền quê'' và ''Dưới cờ Đảng vẻ vang''.

  ''Dấu ấn nơi miền quê'' là câu chuyện kể về những người con ưu tú trong cùng gia đình, dòng họ ở một số miền quê, đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

 Nổi bật là khu vực giới thiệu về xã Đông Mỹ,  huyện Thanh Trì, Hà Nội - nơi vang mãi bài ca tháng Tám. Xã Đông Mỹ là nơi thành lập Chi bộ Đông Phù (Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội). Sự ra đời của Chi bộ ngày 15.5.1930 đã thúc đẩy và nuôi dưỡng ngọn lửa cách mạng nơi đây thêm sáng chói.

Ngoài Hà Nội, triển lãm còn giới thiệu những câu chuyện xúc động về con người, vùng đất khác như: Xã Võ Liệt (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) - nơi nổi tiếng với bề dày lịch sử, đặc biệt là trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931).

 Phần 2 của triển lãm với chủ đề ''Dưới cờ Đảng vẻ vang'' đã khái quát lại chặng đường dân tộc Việt Nam cùng chung sức, đồng lòng vượt qua những chặng đường khó khăn sau chiến tranh, để xây dựng nước.

Nhiều hiện vật, tài liệu quý được trưng bày tại triển lãm như: Sổ công tác của đồng chí Lê Tất Đắc, Thứ trưởng Bộ Nội vụ sử dụng để ghi chép khi tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, tháng 12.1976; Tham luận của đồng chí Trần Quốc Hoàn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an trình bày tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đáng, tháng 12.1976; ảnh thời sự Thông tấn xã Việt Nam số đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV...

Trưng bày thu hút đông đảo người dân đến thăm quan, tìm hiểu.

PHƯƠNG MAI; ảnh: MINH AN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top