Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Phát hiện bãi san hô cổ ở Ninh Phước?

Thứ Hai 03/05/2021 | 08:56 GMT+7

VHO- Người dân phát hiện bãi san hô Karang hóa thạch với nhiều hình thù lạ trên diện tích rất rộng lớn thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Nhiều người phỏng đoán đây là bãi san hô cổ, nếu được khoanh vùng, nghiên cứu thì bãi đá Karang sẽ là điểm đến thu hút du khách, phát triển du lịch...

 Bãi đá Karang với nhiều hình thù độc lạ

Đến thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, chúng tôi được tận mắt chứng kiến bãi san hô hóa thạch rất độc đáo và lạ mắt. Người dân nơi đây cho rằng, bãi đá có từ lâu đời và thường gọi là bãi đá Karang. Bãi đá cổ Karang trải rộng trên diện tích nhiều hecta với hàng ngàn tảng đá lớn, nhỏ hình thù độc đáo, kỳ lạ. Trên những tảng đá san hô có nhiều loài cỏ dại và cây xương rồng ký sinh, tạo nên vẻ đẹp kỳ thú.

Ông Văn Công Hòa, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận cho biết, do bãi đá Karang mới được phát hiện nên Sở cũng chưa có nhiều thông tin về bãi đá cổ này. Tuy nhiên, nhận thấy đây là bãi đá khả năng có nhiều giá trị về mặt địa chất, môi trường, lịch sử, văn hóa… nên Sở đã chỉ đạo bộ phận chuyên môn tiến hành kiểm tra, đánh giá và đề xuất địa phương kịp thời ngăn chặn việc xâm hại. “Qua kiểm tra, đánh giá về chuyên môn, nếu đây thực sự là bãi san hô cổ thì có giá trị cao về nhiều mặt. Chúng tôi sẽ tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng tiến hành nghiên cứu, đánh giá, xếp loại di sản để có cơ sở bảo tồn bền vững”, ông Hòa nói.

Trước thông tin về bãi đá cổ, UBND tỉnh Ninh Thuận cũng đã có văn bản khẩn, chỉ đạo Sở TN&MT, UBND huyện Ninh Phước, các Sở, ngành liên quan khẩn trương lập phương án bảo vệ bãi đá; Sở VHTTDL nghiên cứu phát triển bãi đá thành điểm đến du lịch. Trao đổi với phóng viên Văn Hóa, ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, theo kết quả kiểm tra mới đây, bãi đá Karang có diện tích hơn 5,2 ha, được phân bố tại khu vực giáp ranh giữa xã Phước Hải và thị trấn Phước Dân, vùng cư dân Chăm sinh sống thuộc huyện Ninh Phước. Khu vực bãi đá có cảnh quan độc đáo, còn khá hoang sơ, mỗi khối đá đều có hình thù lạ lẫm. Người cao niên vùng cư dân Chăm tại đây cho biết, đây là “bãi đá cổ”. Nó đã có từ lâu đời ở vùng này, và tới đây UBND tỉnh sẽ mời các chuyên gia về nghiên cứu mới có thể xác định đây là bãi đá gì, niên đại bao nhiêu năm.

 Toàn cảnh bãi đá Karang rộng 5,2 ha

“Karang theo tiếng Chăm nghĩa là bãi đá. Đó là lời của nhà nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa Chăm nói với tôi khi tôi đến thị sát bãi đá này”, ông Trần Quốc Nam cho biết. Ông Nam đã chỉ đạo Sở TN&MT, Sở KH&CN khảo sát, đánh giá sơ bộ về mặt địa chất, thành phần cấu tạo của bãi đá. Từ đó, tham mưu UBND tỉnh có văn bản đề nghị Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, các Viện nghiên cứu địa chất khảo sát, nghiên cứu về địa chất, địa mạo, quá trình hình thành, thành phần cấu tạo và niên đại của các khối đá. Từ đó, có cơ sở khoa học đánh giá, làm rõ giá trị của bãi đá để làm cơ sở quy hoạch công viên địa chất cấp tỉnh hay cấp quốc gia, phát huy giá trị về văn hóa, du lịch. “Trước mắt, tỉnh giao Sở VHTTDL phối hợp UBND huyện Ninh Phước cắm mốc khoanh vùng bảo vệ, nhất là vùng lõi, vùng có nguy cơ bị xâm hại, không để người dân san ủi, khai thác khoáng sản trái phép làm biến dạng quần thể hiện trạng, môi trường sinh thái tại khu vực bãi đá”, ông Trần Quốc Nam khẳng định.

Theo ông Trần Quốc Nam, cho dù đây có phải là bãi đá cổ hay không, có giá trị về địa chất hay không nhưng du khách sẽ rất thích thú khi tới đây, bởi cảnh quan rất đẹp. Việc phát triển bãi đá này thành điểm đến du lịch là rất cần thiết, nhằm thu hút khách du lịch về với Ninh Thuận. 

 Bãi đá Karang có diện tích hơn 5,2 ha, được phân bố tại khu vực giáp ranh giữa xã Phước Hải và thị trấn Phước Dân, vùng cư dân Chăm sinh sống thuộc huyện Ninh Phước. Khu vực bãi đá có cảnh quan độc đáo, còn khá hoang sơ, mỗi khối đá đều có hình thù lạ lẫm. Người cao niên vùng cư dân Chăm tại đây cho biết, đây là “bãi đá cổ”. Nó đã có từ lâu đời ở vùng này, và tới đây UBND tỉnh sẽ mời các chuyên gia về nghiên cứu mới có thể xác định đây là bãi đá gì, niên đại bao nhiêu năm.

(Ông TRẦN QUỐC NAM, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận)

XUÂN HƯỚNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top