Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Phát hiện con dấu niêm phong 7.000 năm tuổi ở Israel

Thứ Hai 14/06/2021 | 12:43 GMT+7

VHO- Các nhà khảo cổ gần đây đã phát hiện ra dấu ấn lâu đời nhất tại Israel, một thiết bị đóng dấu hoa văn lên vật liệu mềm như đất sét hoặc sáp để niêm phong một vật thể.

Con dấu đất sét khoảng 7.000 năm tuổi được phát hiện ở Israel (Ảnh: Live Science)

Theo một nghiên cứu mới đây, con dấu niêm phong bằng đất sét này có niên đại từ khoảng 7.000 năm trước và có thể được sử dụng để đóng dấu, ký tên lên các hàng hóa, cũng như niêm phong cửa những kho chứa hàng.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra con dấu cổ xưa này cùng với gần 150 con dấu khác trong cuộc khai quật diễn ra từ năm 2004 đến năm 2007 tại Tel Tsaf, một ngôi làng thời tiền sử ở Thung lũng Beit She'an của Israel. Tuy nhiên, trong khi hầu hết các con dấu khác chỉ là những mảnh đất sét không có bất kỳ dấu ấn nào, con dấu trên lại gây ấn tượng với hai hình dạng hình học khác biệt trên chúng, theo The Jerusalem Post.

Sau khi tiến hành phân tích kỹ lưỡng, các nhà khảo cổ xác định, vật thể này là dấu ấn lâu đời nhất được biết đến trong khu vực, theo một tuyên bố. Trước phát hiện này, những con dấu cổ hơn có niên đại 8.500 năm đã được tìm thấy, nhưng đó là những con dấu không có bất cứ hoa văn, họa tiết nào.

Người tiền sử đã sử dụng những con dấu như vậy, hay còn gọi là "bulla", để ký tên và đóng dấu vào đồ vật, hàng hóa nhằm ngăn chặn chúng bị người ngoài tọc mạch đọc, mở ra xem. Chúng cũng được sử dụng để đánh dấu các lô hàng. Khi các bức thư, cửa nhà kho, thùng hàng được mở ra, con dấu sẽ bị vỡ, qua đó cho biết rằng ai đó đã mở thư hoặc đi vào bên trong kho.

Phát hiện con dấu niêm phong 7.000 năm tuổi ở Israel - Ảnh 1.

Con dấu được phát hiện ở Thung lũng Beit She'an của Israel. (Ảnh: Live Science)

Ông Yosef Garfinkel, giáo sư tại Đại học Hebrew ở Jerusalem, cho biết: "Ngay cả ngày nay, các loại niêm phong tương tự cũng được sử dụng để ngăn chặn hành vi giả mạo và trộm cắp".

Ông Garfinkel, người dẫn đầu cuộc khai quật cho biết: "Dường như những con dấu kiểu này đã được chủ sở hữu đất và quản lý địa phương sử dụng cách đây từ 7.000 năm trước để bảo vệ tài sản của họ".

Con dấu cổ xưa, được tìm thấy trong tình trạng rất tốt do khí hậu khô hạn ở khu vực Tel Tsaf, có chiều rộng khoảng 1 cm và có hai con tem khác nhau trên đó. Hai mẫu tem khác nhau cho thấy rằng, con dấu có thể đã được sử dụng trong một hoạt động thương mại có sự tham gia của hai người trong giao dịch.

Nhiều con dấu mới hơn, chẳng hạn như những con dấu được tìm thấy trong Đền thờ của Solomon ở Jerusalem từ khoảng 2.600 năm trước, bao gồm tên và đôi khi là các nhân vật trong Kinh thánh. Trong khi đó, những con dấu mới được tìm thấy nói trên có từ trước khi có chữ viết, vì vậy, thay bằng chữ viết, nó được đánh dấu bằng các hình vẽ hình học.

Ông Garfinkel nói: "Tại chính địa điểm này, chúng tôi đã tìm thấy bằng chứng về sự kết nối giao thương giữa các tộc người từ Lưỡng Hà, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Caucasia (hoặc Caucasus). Không có địa điểm thời tiền sử nào ở Trung Đông tiết lộ bằng chứng về việc buôn bán các mặt hàng trong khoảng thời gian dài như những gì chúng tôi đã tìm thấy tại địa điểm này".

Các phát hiện được công bố trên tạp chí Levant.

VTV.VN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top