Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

4 cá thể gấu cuối cùng của Rạp Xiếc Trung ương được chuyển giao cho Trung tâm cứu hộ gấu

Thứ Ba 15/06/2021 | 21:31 GMT+7

VHO- Nhất, Nhị, Tiên, và Ngoan là tên 4 chú gấu cuối cùng của Rạp Xiếc Trung ương được đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng suốt phần đời còn lại tại Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam. Thay vì xiếc động vật hoang dã, các nghệ sĩ sẽ chuyển sang huấn luyện và biểu diễn xiếc động vật nông nghiệp.

Đây là bốn cá thể gấu cuối cùng của Rạp xiếc Trung Ương Hà Nội, được tự nguyện chuyển giao cho Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam chăm sóc, dưới sự đồng thuận và chứng kiến của Chi cục Kiểm lâm Hà Nội. Ngày 15.6, 4 cá thể gấu này được Tổ chức Động vật châu Á cứu hộ tới Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam an toàn. tại Vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc.

Các nghệ sĩ chăm sóc gấu hỗ trợ đưa gấu vào lồng vận chuyển 

Theo thông tin của Liên đoàn Xiếc Việt Nam, cả bốn cá thể này đều là gấu cái, và đều trong tình trạng sức khoẻ ổn định, nặng khoảng 60 kg mỗi cá thể. Sự chuyển giao này là kết quả của quá trình điều chỉnh việc sử dụng động vật trong biểu diễn, thay thế xiếc động vật hoang dã sang huấn luyện và biểu diễn xiếc động vật nông nghiệp. Bốn cá thể gấu tầm 5-7 tuổi, được nuôi từ nhỏ, đã từng biểu diễn xiếc sau khi được đưa về Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam, sẽ được hưởng điều kiện chăm sóc và phục hồi tốt nhất trong suốt phần đời còn lại. Các nghệ sĩ và nhân viên chăm sóc gọi tên chúng là Nhất, Nhị, Tiên, và Ngoan. 
TS Tuấn Bendixsen, Trưởng đại diện Tổ chức Động vật châu Á cho biết: “Chúng tôi rất hoan nghênh những chuyển đổi tích cực của Liên đoàn Xiếc Việt Nam và trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và các nghệ sĩ, bác sĩ thú y của Rạp xiếc Trung Ương đã tin tưởng và chuyển giao cho chúng tôi chăm sóc những cá thể gấu từng gắn bó tại đây”.

Nghệ sỹ xiếc gấu lưu luyến, chia tay cô gấu Tiên  

Nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid 19, và hạn chế di chuyển, tập trung đông người, phòng thú y của Rạp xiếc Trung Ương đảm trách quá trình đưa gấu vào lồng và vận chuyển gấu. Khi gấu về đến Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam, các bác sĩ, y tá và chuyên gia của Trung tâm đảm trách việc kiểm tra sức khoẻ và tiếp nhận tại chỗ.

Đây là lần thứ hai Tổ chức Động vật Châu Á cứu hộ gấu từ Rạp xiếc Trung Ương Hà Nội. Lần đầu tiên, vào tháng 4.2019, đơn vị cũng nhận hai cá thể gấu ngựa từ đây, và hiện cả hai gấu đều đang sống khoẻ mạnh, hoà nhập tốt tại các khu bán tự nhiên tại Trung Tâm. 

Lấy cảm hứng vui tươi từ hai cô gấu Sugar (đường), Spice (gia vị) trước đây, các nhân viên của Tổ chức quyết định đặt tên cho bốn gấu mới theo chủ đề này, là Chili (ớt), Saffron (nhuỵ nghệ tây), Tiêu, và Gừng với mong muốn cuộc sống phía trước của gấu sẽ luôn hấp dẫn và sống động. Sáu cô gấu “Spice Girls” sẽ cùng đoàn tụ tại mái ấm tự do Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Sau cứu hộ, gấu sẽ trải qua 30 ngày cách ly, được khám sức khoẻ và chữa trị các bệnh tật, thương tổn, trước khi được ghép nhóm và hòa nhập tại các khu bán tự nhiên. Đến nay, Trung tâm hiện có 186 cá thể gấu đang được chăm sóc trong điều kiện y tế tốt nhất, và được tận hưởng cuộc sống là gấu đích thực.

Các nghệ sĩ và nhân viên Rạp Xiếc mong muốn sớm lên thăm gấu tại Tam Đảo

Tổ chức Động vật châu Á đã vận động chấm dứt việc sử dụng động vật hoang dã trong biểu diễn xiếc tại châu Á từ năm 2014. Kể từ đó tới nay, Tổ chức cùng với Liên minh châu Á vì động vật (AFA) đã công bố một số báo cáo về những tác động tiêu cực đến tâm lý và thể chất của việc biểu diễn đối với động vật hoang dã, cũng như nhiều lần kiến nghị tới các cơ quan quản lý văn hoá các cấp. Theo điều tra và thống kê của Tổ chức, hiện đã có 15 rạp xiếc ngừng hoàn toàn việc biểu diễn xiếc thú hoang dã, nhiều rạp cũng loại bỏ dần việc sử dụng động vật hoang dã trong biểu diễn. Nhiều trường học cũng ký cam kết không xem xiếc nếu có sử dụng động vật hoang dã và khoảng 32,000 người Việt Nam đã từng ký bản kiến nghị điện tử của Liên minh AFA về việc chấm dứt sử dụng động vật hoang dã trong giải trí.

Tổ chức Động vật châu Á đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hướng tới chấm dứt 100% số trại gấu còn lại trên địa bàn cả nước và đưa được thêm khoảng 800 cá thể gấu nữa về các cơ sở cứu hộ, lộ trình từ 2017 tới 2022. Thống kê mới nhất cho thấy cả nước còn khoảng 600 cá thể gấu nuôi trong các trang trại, trong khi gấu ngoài tự nhiên chỉ còn vài trăm cá thể. 

KHÔI NGUYÊN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top