Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

TP.HCM: Lên kịch bản ứng phó với 500 ca nặng

Thứ Tư 07/07/2021 | 11:09 GMT+7

VHO- Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, số ca dương tính ngày càng tăng, hiện đã vượt mức 7.000 ca, tương ứng với đó là số trường hợp nặng cần hồi sức tích cực cũng tăng lên, ngày 6.7, Sở Y tế TP.HCM đã lên kịch bản ứng phó khi có 500 trường hợp nặng. 

 TP.HCM liên tục tăng số giường điều trị hồi sức tích cực để ứng phó khi có 500 ca mắc Covid-19 nặng 

 Đồng thời triển khai song song với kế hoạch tăng số giường điều trị Covid-19 từ 10.000- 15.000 trường hợp mắc Covid-19 để chủ động ứng phó với diễn biến mới của dịch bệnh, nâng hiệu quả điều trị cho người bệnh mắc Covid-19, nhất là các trường hợp nặng. 
Sẵn sàng nguồn nhân lực trong mọi tình huống 
Theo đó, Sở Y tế phân công cho các bệnh viện tiếp nhận điều trị Covid-19 rà soát lại các nguồn lực cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư tiêu hao… Đặc biệt là công tác hồi sức cấp cứu để sẵn sàng tăng số giường hồi sức cấp cứu của mỗi đơn vị, sẵn sàng ứng phó khi thành phố có 500 trường hợp nặng cần được hồi sức chuyên sâu. Cụ thể, bổ sung Bệnh viện Điều trị Covid-19 Thủ Đức từ nhóm các bệnh viện điều trị Covid-19 có triệu chứng vào nhóm các bệnh viện hồi sức chuyên sâu Covid-19 nặng và nguy kịch. 
Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng cho biết, tất cả các bệnh viện có trách nhiệm tổ chức đào tạo và đào tạo lại kiến thức về phòng và kiểm soát lây nhiễm, chẩn đoán và điều trị Covid-19, hồi sức tích cực… cho nhân viên y tế. Tăng cường kiểm tra việc tuân thủ phác đồ chẩn đoán và điều trị Covid-19 nhằm nâng cao chất lượng điều trị. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới được phân công phối hợp cùng Hội Hồi sức Cấp cứu TP.HCM liên tục tổ chức đào tạo chuyên đề về hồi sức cấp cứu cho những người mắc bệnh Covid-19 nặng, sẵn sàng nguồn nhân lực trong mọi tình huống. Cùng ngày, Sở Y tế chỉ đạo khẩn đến các bệnh viện chịu trách nhiệm phân loại người bệnh và phối hợp chặt chẽ trong việc chuyển tuyến, tiếp nhận bệnh nhân F0 đúng quy trình để đảm bảo an toàn. 
Từ hôm nay 7.7, TP.HCM chính thức vận hành phần mềm Hệ thống quản lý người cách ly và người bệnh Covid-19 nhằm cung cấp dữ liệu thông tin người bệnh, số giường trống của các bệnh viện trên địa bàn thành phố. 
Những việc cần làm ngay 
Trước xu hướng số bệnh nhân mắc Covid-19 trong cộng đồng tăng hằng ngày, nhất là các trường hợp có triệu chứng đi khám ở các cơ sở y tế, Sở Y tế TP.HCM nhận định, tác nhân gây bệnh đã có mặt ở khắp thành phố và số ca bệnh trong vùng phong tỏa ngày càng tăng nhanh. Do đó, để kiểm soát dịch bệnh, cần quyết liệt giảm sự phát tán nhanh của mầm bệnh (chủng Delta) thông qua việc tiếp tục thực hiện nghiêm ngặt Chỉ thị số 10 của UBND TP.HCM. 
Thứ hai, loại bỏ (làm giảm) nguồn lây nhiễm trong cộng đồng bằng việc cách ly tuyệt đối trong khu vực phong tỏa và giữa khu vực phong tỏa với các khu vực xung quanh. Trong đó, tăng cường điều tra dịch tễ, truy vết nhanh các trường hợp F0, chuyển cách ly tập trung F1, thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên và mẫu đơn RT-PCR, khoanh vùng dập dịch triệt để, xét nghiệm mở rộng các khu vực có nguy cơ cao để tìm nguồn lây. Qua đó kiểm soát chặt chẽ sự lây lan dịch bên trong cũng như bên ngoài khu vực phong tỏa. Triển khai xét nghiệm lặp lại mỗi 1 - 3 ngày/ lần tại khu vực phong tỏa và 5 - 7 ngày/lần tại khu vực có nguy cơ cao để tiếp tục loại bỏ nguồn lây lan trong cộng đồng. 
Bên cạnh đó, triệt để phòng ngừa lây lan trong khu công nghiệp, các chợ đầu mối, chợ truyền thống, khu nhà trọ… Chống lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung để hạn chế số lượng bệnh nhân, tránh quá tải cho hệ thống bệnh viện. 

 Ngày 6.7, Sở TT&TT TP.HCM đề xuất UBND thành phố ứng dụng ba giải pháp công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát cách ly tại nhà các ca nghi nhiễm Covid-19 trên địa bàn. Cụ thể, áp dụng hệ thống VHD (VietNam Health Declaration) trên điện thoại thông minh do Tập đoàn Viettel cung cấp, đã được Bộ Y tế chọn triển khai thí điểm cách ly y tế phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh. Thứ 2 là ứng dụng STAYHOME sử dụng trên điện thoại di động và vòng đeo tay. 
Giải pháp thứ ba là HCMCovidSafe do nhóm Tech4Covid thuộc Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP.HCM) đề xuất. Thiết bị sử dụng là vòng đeo tay có tích hợp SIM điện thoại. Sở TT&TT đề xuất chọn giải pháp VHD để triển khai chính, đồng thời tăng cường hai giải pháp còn lại để nâng cao hiệu quả giám sát cách ly tại những địa bàn phù hợp. Giai đoạn thí điểm kéo dài từ nay đến hết tháng 7 tại các quận 7, 12, Tân Bình, Gò Vấp và Đại học Quốc gia TP.HCM. Sau đó triển khai rộng rãi trên tất cả quận, huyện và TP Thủ Đức trong tháng 8 tới. 

 HOÀNG QUÂN 

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top