Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Trọn vẹn trong tâm thức văn hóa và đạo đức người Việt

Thứ Sáu 05/11/2021 | 10:15 GMT+7

VHO- Hội thảo Giáo hội Phật giáo Việt Nam: 40 năm hội nhập và phát triển cùng đất nước do Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) phối hợp với Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam và Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM đồng tổ chức trực tuyến vào ngày hôm qua 4.11. Hội thảo nằm trong khuôn khổ các hoạt động hướng về Đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN (7.11.1981 - 7.11.2021).

 Phật giáo có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tinh thần, văn hóa và lối sống của con người Việt Nam

 Hội thảo thu hút sự tham gia của các nhà Phật học, nhà nghiên cứu đến từ 45 trường Đại học, Viện nghiên cứu và Học viện trong nước. Tiếp cận từ góc độ lịch sử, tôn giáo, văn hóa học, xã hội học, Hội thảo làm rõ bối cảnh ra đời, vai trò và những đóng góp to lớn của GHPGVN đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa - xã hội và công cuộc bảo vệ độc lập, tự do, chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam; quá trình nhập thế của GHPGVN; vai trò đối ngoại nhân dân của GHPGVN trong hội nhập quốc tế; GHPGVN trong việc bảo tồn và phát huy giá trị, bản sắc văn hóa, truyền thống đạo đức và đảm bảo an sinh xã hội ở Việt Nam…

Tại diễn đàn chủ đề Văn hóa Phật giáo Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng trong 2.000 năm đồng hành với các giai đoạn thăng trầm của lịch sử Việt Nam, Phật giáo có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tinh thần, văn hóa và lối sống của người Việt Nam; đóng góp và làm phong phú các giá trị văn hóa Việt Nam, đồng thời, tạo nên các giá trị văn hóa mới, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong lịch sử dựng nước, bảo vệ và phát triển đất nước.

Diễn đàn Giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay đã giới thiệu khái quát về hệ thống giáo dục và đào tạo của GHPGVN từ mầm non đến tiến sĩ, đánh dấu sự phát triển của giáo dục Phật học từ hậu bán thế kỷ XX đến nay cũng như những đóng góp to lớn của hệ thống giáo dục Phật giáo cho sự phát triển Phật giáo Việt Nam, đất nước và con người Việt Nam. Hiện tại, GHPGVN có 35 trường trung cấp Phật học, 9 trường Cao đẳng và 4 Học viện Phật giáo tại Hà Nội, Huế, TP.HCM và Cần Thơ, đào tạo các chương trình từ cử nhân đến tiến sĩ Phật học.

Ngoài hai diễn đàn nói trên, Hội thảo còn tập trung vào những nhóm chủ đề: Các phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ XX; GHPGVN và vai trò “hộ quốc an dân”; GHPGVN và an sinh xã hội; Giáo dục đạo đức Phật giáo. Các nhà Phật học và nghiên cứu đã thảo luận về bối cảnh ra đời, tiến trình phát triển, giá trị đóng góp của GHPGVN về hộ quốc, an dân, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, ngoại giao nhân dân. Sự gắn bó mật thiết và đồng hành của Phật giáo với quá trình hình thành, phát triển lịch sử, văn hóa, xã hội và dân tộc Việt Nam, không chỉ dừng lại ở hiện tượng xã hội, mà còn thể hiện ở tính quy luật. Điều này tạo nên diện mạo và sắc thái của Phật giáo Việt Nam so với Phật giáo khu vực và trên thế giới.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi mọi phương diện cuộc sống bị tác động mạnh mẽ bởi cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ 4 thì sự dấn thân của Phật giáo trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam là yếu tố then chốt, góp phần giữ gìn các hệ giá trị truyền thống suốt 4.000 năm lịch sử xây dựng và phát triển đất nước. Để tiếp tục trở thành tôn giáo đi đầu trong các ảnh hưởng tích cực đối với các phương diện cuộc sống của Việt Nam, từ vật chất đến tinh thần, từ truyền thống đến hiện đại, GHPGVN cần tiếp tục tiếp biến trong vận mệnh thịnh suy của dân tộc, một mặt bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, mặt khác, đề cao tinh thần nhập thế năng động hơn nữa, trong sứ mệnh hộ quốc, an dân, nhằm phục vụ đất nước và con người Việt Nam.

Kể từ khi hai miền Nam Bắc về chung một mối vào ngày 30.4.1975, Phật giáo Việt Nam được thống nhất với sự thành lập GHPGVN tại chùa Quán Sứ, Hà Nội vào ngày 7.11.1981, đã hợp nhất 9 tổ chức giáo hội lúc bấy giờ. Từ góc độ nghiên cứu liên ngành, Hội thảo đánh giá khách quan bối cảnh ra đời, vai trò lịch sử, những thuận lợi và khó khăn và những đóng góp tích cực của GHPGVN trong 40 năm hình thành và phát triển. Các nghiên cứu trong Hội thảo này cho thấy việc thống nhất Phật giáo Việt Nam không chỉ là tính tất yếu của lịch sử, mà còn là nguyện vọng của hàng vạn tăng, ni, hàng triệu phật tử Việt Nam và toàn thể dân tộc Việt Nam.

TS Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ cho biết, Phật giáo là tôn giáo có số lượng chức sắc, tín đồ đông đảo nhất Việt Nam. Về mặt lịch sử, Phật giáo là tôn giáo du nhập và phát triển sớm nhất trong số các tôn giáo ở nước ta. Ngay từ buổi đầu du nhập, Phật giáo đã được người dân tiếp nhận trong tâm thức văn hóa, bao dung và chủ động. Những giá trị nhân văn, nhân ái, tinh thần bình đẳng, từ bi, cứu khổ, độ sinh trong giáo lý Phật giáo đã du nhập trọn vẹn trong tâm thức văn hóa và đạo đức người Việt Nam. Văn hóa Phật giáo trở thành một bộ phận quan trọng làm phong phú thêm bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt. Những người con Phật ở Việt Nam càng thêm tự hào khi chưa ở đâu, các tổ chức, hệ phái Phật giáo với những truyền thống tu hành, đặc trưng lại có thể tập hợp và gắn bó trong ngôi nhà chung làm nên GHPGVN. 

 THÙY TRANG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top