Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Ninh Thuận: Cần cần quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị di tích để thu hút khách du lịch

Thứ Năm 18/11/2021 | 14:23 GMT+7

VHO -Ninh Thuận hiện có 239 di tích, gồm các loại hình: Tháp, đình làng,  chùa, miếu, lăng, di tích lịch sử cách mạng, danh lam thắng cảnh…Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tại địa phương còn gặp nhiều khó khăn vì thiếu kinh phí; việc thu hút khách du lịch đến các điểm di tích tham quan còn nhiều hạn chế.

Di tích Tháp Po Klong Grai, một trong những tháp hiếm hoi ở Ninh Thuận thu hút được du khách tới tham quan

Đa dạng các loại hình di sản văn hóa

Theo Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận: Trong số 239 di sản ở tỉnh, thì đã có 60 di sản văn hóa đã được lập hồ sơ trình xếp hạng và chứng nhận ở các cấp. Cụ thể: có 2 Di tích quốc gia đặc biệt (tháp Hòa Lai và tháp Po Klong Garai); 15 di sản văn hóa cấp quốc gia, trong đó 12 di tích quốc gia, 3 di sản lễ hội và nghề truyền thống;  43 di tích cấp tỉnh, trong đó 2 danh lam thắng cảnh (Vịnh Vĩnh Hy, Hang Rái), 2 di sản văn hóa phi vật thể cấp tỉnh (Hò Bả trạo Mỹ Nghĩa, Múa Náp Mỹ Tân) và 39 di tích đình, đền, lăng, miếu khác.

Đến nay, Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận đã hoàn chỉnh các thủ tục và tham mưu UBND tỉnh đề nghị Bộ VHTTDL ban hành Quyết định đưa “Lễ hội đầu năm làng Chăm Bỉnh Nghĩa xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận” vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày 5.12.2013, Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Trung Bộ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ninh Thuận vinh dự nằm trong danh sách 21 tỉnh, thành được công nhận danh hiệu này.

Bên cạnh đó, tháng 3.2019 Hồ sơ Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý và ủy quyền Bộ VHTTDL ký Hồ sơ trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) xem xét đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”.

Tháp Hòa Lai ở Ninh Thuận đã và đang xuồng cấp, có thể đổ sập bất cứ lúc nào

 Từ năm 1992, khi Luật Di sản văn hóa có hiệu lực đến nay, công tác trùng tu, tu bổ chống xuống cấp di tích tại tỉnh Ninh Thuận đã được các ngành chức năng quan tâm đầu tư đối với những công trình tiêu biểu, có giá trị quan trọng. Theo đó tính đến nay, 12 di tích cấp quốc gia tại địa phương đều đã được quan tâm đầu tư chống xuống cấp bằng Chương trình Mục tiêu quốc gia về Văn hóa (giai đoạn 2012 - đến nay). Bên cạnh đó, các di tích này cũng được người dân địa phương, các mạnh thường quân tu bổ thêm qua các năm bằng nguồn kinh phí xã hội hóa.

Còn nhiều khó khăn, tồn tại

Do Ninh Thuận có số lượng di tích khá nhiều lại phong phú và đa dạng, trong đó không ít di tích văn hóa đã và đang xuống cấp. Trong khi đó, nguồn kinh phí trùng tu, tôn tạo chỉ được Trung ương phân bổ đối với di tích cấp quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt. “Hiện nay, kinh phí tu bổ, tôn tạo di tích cấp quốc gia được trích từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa của Trung ương, còn lại tất cả hệ thống di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh vẫn chưa có kinh phí để tu bổ, tôn tạo. Do đó, nhiều di tích cấp tỉnh vẫn chưa được chỉnh trang, tôn tạo theo phương án đưa ra từ hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng”, ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận cho biết.

 Bên cạnh đó, hiện nay, một số địa phương có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách của Nhà nước, chưa chủ động thực hiện từ nguồn xã hội hóa. Một số Ban quản lý di tích có vận động người dân đóng góp cho việc tu bổ, tôn tạo nhưng kinh phí hạn chế nên chỉ được tiến hành ở các hạng mục nhỏ.

Để đảo bảo việc trung tu, phát huy giá trị các di tích cấp tỉnh tại đại phương, Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận đã phối hợp với UBND huyện Bác Ái phê duyệt Đề án xây dựng, tôn tạo, bảo tồn các di tích lịch sử cách mạng; Lăng mộ các Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Liệt sỹ trên địa bàn huyện Bác Ái giai đoạn 2018 – 2025 với tổng kinh phí dự toán là 5,657 tỷ đồng; Sở cũng đã phối hợp với UBND thành phố Phan Rang – Tháp Chàm bố trí 1,461 tỷ đồng từ ngân sách của thành phố để đầu tư, chống xuống cấp cho 3 di tích do thành phố quản lý là Miếu Xóm Bánh, Đình Nhơn Sơn và Lăng Ông Hải Chử. Các di tích này hiện đang được triển khai thi công sửa chữa, chống xuống cấp.

Một số tháp Chăm quý ở Ninh Thuận đã sập đổ, phôi pha theo thời gian

Tuy nhiên, hiện nay, nhiều di tích cấp tỉnh trên địa bàn vẫn chưa được trùng tu do nguồn ngân sách chưa thể đáp ứng với thực tế. Việc phát huy giá trị các di tịch để thu hút khách du lịch đến tham quan ở Ninh Thuận còn hạn chế. Cụ thể, ngoài Tháp Po Klong Garai hằng năm, thu hút một lượng khách tương đối lớn thông qua lễ hội Kate, thì các di tích còn lại dường như không thu hút được du khách.

 “Do phần lớn các cụm di tích ở Ninh Thuận nằm cách xa thành phố, không ở gần các điểm vui chơi, giải trí nên việc thu hút người dân, du khách đến đây gặp nhiều khó khăn”, ông Sơn cho biết thêm.

XUÂN HƯỚNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top