Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Khởi công trùng tu di tích Điện Thái Hòa, Đại Nội Huế

Thứ Tư 24/11/2021 | 10:28 GMT+7

VHO-  Nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23.11, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức khởi công dự án Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa, Đại Nội Huế. Dự án có tổng kinh phí gần 129 tỉ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn huy động khác. Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành vào tháng 8.2025. 

 Điện Thái Hòa, Đại Nội Huế trong một lần tổ chức sự kiện văn hóa nghệ thuật

Điện Thái Hòa là công trình kiến trúc tiêu biểu của di tích Cố đô Huế còn được lưu giữ nguyên vẹn cho đến nay. Công trình này còn là nơi lưu giữ hệ thống văn thơ, theo hình thức trang trí nhất thi, nhất họa độc đáo đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trải qua hơn 200 năm tồn tại, trước tác động của thời gian và khí hậu khắc nghiệt, mặc dù đã được tu bổ, trùng tu nhiều lần nhưng đến nay Điện Thái Hòa bị xuống cấp nghiêm trọng. Theo kết quả khảo sát, nền Điện Thái Hòa có các cao độ không đồng đều, móng bó vỉa nứt gãy do nền đất nghiêng lún, mất ổn định. Hệ khung gỗ chuyển vị, mất khả năng chịu lực do các cấu kiện gỗ cột, kèo, xuyên xà bị ẩm mục, đứt mộng; hệ mái bao gồm đòn tay, rui, mái úp nóc... hư hại nặng do thấm dột. Ngoài ra, phần sơn son thếp vàng ở chính điện, sơn son ở hậu điện cũng bị bong tróc, phai màu do cấu kiện gỗ hư hỏng, ẩm mục. Phần mái lợp và trang trí bị xô lệch, nứt vỡ, rêu mốc, thấm dột nặng, đặc biệt ở vị trí máng xối, có nguy cơ sụp đổ cao…


Bên cạnh đó, hệ thống sân và lan can của sân Đại triều nghi gồm 2 tầng lát đá thanh cũng bị nghiêng lún cục bộ, nứt vỡ ở một số vị trí. Sân đường bao quanh lát gạch Bát Tràng đã bị nứt vỡ gần hết, nghiêng lún không đều; tường chắn đất và lan can xuất hiện các vết nứt, nhiều vị trí xô lệch mất liên kết, có nguy cơ gãy đổ. Bên trong nội thất, ngai thờ, bửu tán và các hiện vật đều bong tróc sơn, ẩm mục, sứt vỡ. Đặc biệt, cơn bão số 5 của năm 2020 đã làm toàn bộ chái phía Tây của chính điện bị gãy đổ, gây nguy hiểm nghiêm trọng cho công trình cũng như sự an toàn của du khách… Chính vì vậy, việc tiến hành bảo tồn, tu bổ tổng thể Điện Thái Hòa là quan trọng và cấp bách, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt và cũng chính là Di sản văn hóa thế giới. 
Cùng với đó, tại Đại Nội Huế có dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo Điện Cần Chánh, với kinh phí gần 200 tỉ đồng. Ngoài ra, Điện Kiến Trung cũng đang được thực hiện trùng tu. Có thể nói, những công trình di tích quan trọng nằm trên trục “thần đạo” của Kinh thành Huế đều đang được quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị.

SƠN THÙY

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top