Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Phát triển du lịch xanh vùng Tây Bắc: Cần có khung mô hình chung

Thứ Sáu 03/12/2021 | 10:05 GMT+7

VHO- Để sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, các nguồn lực và nguồn nhân lực nhằm đảm bảo phát triển du lịch bền vững, theo hướng tăng trưởng xanh vùng Tây Bắc, đòi hỏi cần phải có khung mô hình và cơ chế hoạt động chung.

 Du lịch cộng đồng là loại hình đang phát triển mạnh ở Tây Bắc

Lựa chọn tăng trưởng xanh cũng được coi là một hướng tiếp cận mới trong tăng trưởng kinh tế nhằm đạt được thịnh vượng bao trùm cho các quốc gia, đảm bảo các lợi ích kinh tế và sự hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên. Cũng thông qua tăng trưởng xanh, các giá trị văn hóa cốt lõi được truyền tải, chia sẻ và thấm nhuần trong lối sống của con người.

Hình nh vn nht nhòa

Tây Bắc của nước ta là một vùng rộng, sở hữu nguồn tiềm năng du lịch rất lớn với thiên nhiên kỳ vĩ, văn hóa đặc sắc và lịch sử hào hùng. Tuy nhiên, số lượng khách du lịch đến Tây Bắc chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ so với tổng lượng khách du lịch của cả nước. Được thiên nhiên ban tặng một vẻ đẹp hùng vĩ, riêng có về địa hình, khí hậu, địa chất, cảnh quan và hệ sinh thái, Tây Bắc có sức hấp dẫn du lịch đặc biệt: Top 10, đỉnh núi cao nhất Việt Nam đều thuộc vùng Tây Bắc; Sa Pa - thị xã trong mây với khí hậu quanh năm mát mẻ; những khu ruộng bậc thang nổi tiếng - danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải; đèo Ô Quy Hồ nổi tiếng không chỉ vì vị trí giao thông quan trọng, là một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam mà còn bởi vẻ đẹp hùng vĩ bậc nhất vùng Tây Bắc; cao nguyên Mộc Châu rộng lớn và tươi đẹp với những loài hoa đặc trưng cho vùng núi Tây Bắc như hoa ban, hoa mận, hoa đào…

Cùng với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, văn hóa truyền thống của các dân tộc cũng là điểm nổi bật trong tài nguyên du lịch nơi đây. Tây Bắc là nơi sinh sống của đồng bào nhiều dân tộc như Tày, Nùng, Thái, Mường, Mông, Dao, Khơ Mú, Lào, Lự, Hà Nhì… Nhiều dân tộc còn lưu giữ nguyên vẹn bản sắc văn hóa truyền thống của mình trong phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục, nhạc cụ, các điệu dân ca, dân vũ như lễ hội Lồng Tồng, lễ hội Hoa Ban… Ẩm thực Tây Bắc mang những nét đặc trưng, khác biệt hẳn so với các vùng khác với gà bọc đất nướng, cá suối nướng lá, nộm da trâu, thịt trâu gác bếp, thắng cố… là những yếu tố hấp dẫn đối với những du khách thích khám phá và trải nghiệm và đã tạo cho vùng Tây Bắc trở thành một vùng đất đặc biệt và lôi cuốn với khách du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch có trách nhiệm - những loại hình du lịch hướng tới tăng trưởng xanh, hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững.

Bà Phạm Lê Thảo, Phó Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch) đánh giá: “Tuy có tiềm năng và ưu thế phát triển các loại hình du lịch hướng đến tăng trưởng xanh nhưng hiện tại, lượng khách đến vùng Tây Bắc còn rất khiêm tốn so với các khu vực khác. Công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản và định hướng phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch hướng tới tăng trưởng xanh ở các địa phương trong vùng Tây Bắc vẫn còn mang tính tự phát, cục bộ. Dù đã có một số địa phương, công ty du lịch cố gắng xây dựng và khai thác một số chương trình, tuyến du lịch với sản phẩm đặc trưng là du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái mang đặc điểm của tăng trưởng xanh, song quy mô còn nhỏ lẻ và hình thức chưa thật rõ nét nên khả năng thu hút du khách còn hạn chế. Các địa phương còn lúng túng trong triển khai các chính sách phát triển du lịch nói chung, phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh nói riêng. Mặc dù trên địa bàn đã có các quy hoạch khu du lịch quốc gia được xây dựng và công bố nhưng đầu tư thế nào, quản lý phát triển ra sao từ các cơ sở dịch vụ, các điểm du lịch đến các khu du lịch… còn chưa triển khai bài bản, đồng bộ dẫn đến hình ảnh du lịch vùng Tây Bắc vẫn nhạt nhòa”.

Nhiu mô hình đưc đ xut

Các mô hình được nhiều chuyên gia, nhà quản lý, người làm du lịch đề xuất cho vùng Tây Bắc là: Mô hình tổ chức phát triển du lịch tại các khu vực đã có hoạt động du lịch phát triển; mô hình tổ chức quản lý và kinh doanh du lịch tại khu vực được tài trợ theo dự án và mô hình quản lý du lịch tại các khu vực bắt đầu phát triển du lịch.

Ông Hoàng Hoa Quân, Phó chánh văn phòng Tổng cục Du lịch cho rằng, căn cứ theo tính chất, đặc trưng về tài nguyên du lịch, đặc điểm của vùng Tây Bắc thì mô hình chuỗi phát triển nối tiếp sẽ khẳng định du lịch là ngành kinh tế quan trọng của địa phương, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển theo hướng tăng trưởng xanh. Theo đó, có 3 vấn đề trọng tâm được đề cập là các yếu tố đầu vào, sự vận hành của quá trình phát triển du lịch với các thành phần trung tâm, kết quả đầu ra (bao gồm 7 nhóm tiêu chí). Cơ chế nhượng quyền kinh doanh du lịch và một số mô hình quản lý hoạt động du lịch phù hợp với từng giai đoạn phát triển của các điểm đến du lịch sẽ phát huy hiệu quả dư địa để phát triển du lịch vùng này.

Bên cạnh đó, một số mô hình quản lý phát triển du lịch cũng được đề xuất tập trung phát triển, trong đó du lịch cộng đồng là loại hình du lịch cơ bản, vừa đặc trưng, vừa khai thác hợp lý các giá trị mang tính đặc thù của khu vực Tây Bắc. Các mô hình kinh doanh theo hộ gia đình, tổ hợp tác, ban quản lý, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân… cũng góp phần phát triển du lịch khu vực này.

Để đánh giá hiệu quả vận hành mô hình và bảo đảm đúng định hướng phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, các chuyên gia, nhà quản lý đề xuất các nhóm tiêu chí đánh giá cơ bản đối với các kết quả đầu ra của mô hình là: Tăng trưởng du lịch, tài nguyên du lịch, quản lý điểm đến, sản phẩm và dịch vụ du lịch, cơ sở hạ tầng, việc làm và vai trò của cộng đồng. 

 NGUYN ANH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top