Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế: Cần có sự đổi mới để không còn đơn điệu

Thứ Tư 22/12/2021 | 09:22 GMT+7

VHO- Song song với xây dựng kế hoạch nâng cấp, chỉnh trang và di chuyển đến trụ sở mới, Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế cũng từng bước hoàn thiện đề cương nội dung trưng bày nhằm phát huy giá trị thiết chế văn hóa. Đã có nhiều ý kiến góp ý tâm huyết cho đề cương trưng bày của Bảo tàng Lịch sử tại địa điểm mới.

 Trưng bày về phong trào đấu tranh cách mạng và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 1930-1954

 Theo dự thảo đề cương nội dung trưng bày mà Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng, sẽ có 4 phần chính, gồm: Hệ thống trưng bày cố định (trưng bày thường xuyên); hệ thống trưng bày chuyên đề và sưu tập; trưng bày các phòng (hoặc không gian ngoài trời) khám phá, chiếu phim tư liệu dành cho học sinh và du khách tham quan; và trưng bày các hiện vật có thể khối lớn ngoài trời. Trên cơ sở 4 phần trưng bày này để chia ra các nội dung, chủ đề được phân chia thành thời kỳ, giai đoạn lịch sử, nhóm chủ đề… phản ánh vùng đất và con người, phù hợp với tiến trình lịch sử Thừa Thiên Huế.

Bảo tàng hiện đang lưu giữ hơn 30.000 tài liệu, hiện vật, và là một trong những thiết chế trọng tâm, đóng góp không nhỏ trong việc gìn giữ, khai thác và phát huy giá trị một phần quan trọng của kho tàng cổ vật xứ Huế trong nhiều năm qua.

TS Phan Tiến Dũng, nguyên Giám đốc Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, thực trạng trưng bày của các bảo tàng hiện nay có sự trùng lặp, gây nhàm chán; các bảo tàng đều thể hiện phần trưng bày khá giống nhau về loại hình hiện vật, sinh hoạt văn hóa, phân loại đề mục sự kiện. Vì vậy để đạt hiệu quả cao trong công tác trưng bày, bảo tàng cần lựa chọn hệ thống các mốc qua từng giai đoạn để tạo sự biểu đạt hiệu quả cao nhất, thể hiện được cái riêng địa phương này có mà địa phương khác không có, nhằm đem lại sự độc đáo, riêng biệt, hấp dẫn người xem. Với Bảo tàng Lịch sử tỉnh, giai đoạn chống Pháp và chống Mỹ cần lựa chọn phân tích, trưng bày làm rõ các sự kiện, nhân vật lịch sử như: Tố Hữu, Nguyễn Chí Thanh… để thấy vị trí, vai trò của Thừa Thiên Huế. Trong khi đó, PGS. TS Nguyễn Tất Thắng của Đại học Sư phạm Huế lại góp ý rằng, đề cương trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế nên tránh đi sâu vào các sự kiện (như: Vụ biến Kinh thành Huế năm 1885; Chống thuế năm 1908), hay nhân vật lịch sử bởi đã có các di tích hay nhà lưu niệm trên địa bàn tỉnh; dễ dẫn đến trùng lặp, chiếm mất nhiều không gian của bảo tàng.

Để hạn chế sự đơn điệu, tính liệt kê, diễn giải theo biên niên sử trong trưng bày mà Bảo tàng Lịch sử đang gặp phải, nhiều ý kiến cũng cho rằng: Cần đổi mới phương thức trưng bày từ “cái ta có” sang phương thức “cái cộng đồng cần”; thay đổi cách thức trưng bày liệt kê theo từng nhóm hiện vật sang trưng bày sinh động hơn, gắn hiện vật với đời sống, môi trường sống và khung cảnh vốn có của nó; ứng dụng công nghệ, xây dựng và phát triển những sản phẩm về công nghệ, phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu của du khách phù hợp với thời đại công nghệ số hiện nay…

Giám đốc Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế, TS Phan Thanh Hải, nhấn mạnh: Phương pháp trưng bày bảo tàng trong giai đoạn hiện nay phải dựa trên 3 yếu tố xuyên suốt là nội dung trưng bày mang tính khoa học, nghệ thuật và công nghệ. Đây là “kiềng ba chân” để bảo tàng đưa ra những thông điệp tốt nhất cho công chúng. Tất cả những yếu tố này liên quan mật thiết và chi phối lẫn nhau. Trong đó, chú trọng ứng dụng công nghệ tương tác ảo 3D (tương tác thực tại ảo), thuyết minh tự động (những nội dung, câu chuyện hiện vật được biên tập, thu âm và đưa vào trong hệ thống thuyết minh tự động)… Đặc biệt, trong bối cảnh bảo tàng không thể sắp xếp đủ số lượng cán bộ phục vụ, hướng dẫn viên với đủ các ngôn ngữ thì đây thực sự là một giải pháp hữu hiệu, tích cực, phù hợp trong giới thiệu trưng bày bảo tàng để có thể giảm thiểu những đòi hỏi về con người và không gian sử dụng. 

SƠN THÙY

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top