Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Chuyển đổi số ở Thủ đô gió ngàn

Chủ Nhật 26/12/2021 | 14:34 GMT+7

VHO- Đại dịch Covid-19 hai năm qua đã đặt ra nhiều bài toán, đòi hỏi phải tìm ra bước đột phá, hướng đi mới để thích ứng và vượt khó. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số là một yêu cầu tất yếu.

               

Tại  Trung tâm điều hành thông minh IOC Thái Nguyên

Thái Nguyên- quê hương cách mạng luôn xác định chuyển đổi số vừa là một yêu cầu, vừa là một giải pháp cấp bách. Ngay đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, Nghị quyết số 01-NQ/TU về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đã được ban hành. Đây được xác định là kim chỉ nam để phấn đấu đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực trung du miền núi phía Bắc, đến năm 2025 thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước và đến năm 2030 vươn lên nằm trong nhóm 10 cả nước về chuyển đổi số.

 Sau khi Nghị quyết số 01 được ban hành, quá trình chuyển đổi số thực sự trở thành nội dung “thời sự”, tạo nên chuyển động tích cực đối với các ngành, đơn vị và địa phương trên địa bàn.

Được phát triển trên quan điểm lấy công dân, doanh nghiệp là trung tâm để chuyển đổi số  và phát triển các dịch vụ thông minh, Ứng dụng công dân số C-ThaiNguyen với 8 tính năng chính, bao gồm: hệ thống phản ánh hiện trường; hệ thống thông tin cảnh báo; thông tin từ chính quyền UBND tỉnh; hệ thống tích hợp thông tin y tế, giáo dục; hệ thống ứng cứu khẩn cấp; hệ thống cổng hỗ trợ các dịch vụ công ích; camera trực tuyến và hệ thống thông tin điều hành chính quyền, đang dần trở thành ứng dụng phổ biến của mỗi công dân Thái Nguyên.

Với số lượng cài đặt trên 200 nghìn lượt. Kết quả đồng bộ hoá, liên thông thông tin, đã giúp Thái Nguyên hoàn thành cung cấp 100% thủ tục hành chính cấp độ 4 trên cổng dịch vụ công tỉnh Thái Nguyên, vượt chỉ tiêu có trên 80% dịch vụ công đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 4. Theo đó, năm 2021, tỉnh Thái Nguyên đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố về Chuyển đổi số (trong đó Chính quyền số đứng thứ 3/63, Kinh tế số đứng thứ 19/63, Xã hội số đứng thứ 37/63).

Những hình ảnh, thông điệp từ sản phẩm Trà Thái Nguyên đã được bà con nông dân gửi đến khách hàng trong và ngoài nước qua thiết bị hỗ trợ livestream

 Những giải pháp đồng bộ trong chuyển đổi số đã góp phần giúp vùng đất quê hương cách mạng vừa giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực của dịch Covid-19, vừa đảm bảo tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Sàn giao dịch điện tử trên C-ThaiNguyen đang dần trở nên phổ biến với các doanh nghiệp và HTX trên địa bàn tỉnh. Mặc dù được triển khai không lâu, nhưng thông tin liên quan đến sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm OCOP tiêu biểu trên địa bàn được liên tục đăng tải, tích hợp chỉ dẫn địa lý, quảng bá chất lượng. Mỗi đơn vị được giao nhiệm vụ riêng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sản xuất, tham gia thị trường trên môi trường số. Chỉ trong hơn 3 tháng triển khai, ứng dụng đã thu hút hơn 1000 doanh nghiệp tham gia, tạo không khí lao động, sản xuất mới, thay đổi nhận thức của doanh nghiệp trong chuyển đổi số, đặc biệt là khu vực HTX, các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 Có thể thấy, chuyển đổi số là giải pháp hết sức quan trọng, đang là xu thế tất yếu, là con đường ngắn nhất, kinh tế nhất để hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế; là cơ hội tạo ra những bứt phá mạnh mẽ trong quá trình phát triển. Yếu tố quyết định thành công với những kết quả nổi bật của tỉnh Thái Nguyên sau 1 năm thực hiện Nghị quyết số 01 chính là việc đổi mới trong công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp; đặc biệt, đó là nhận thức của cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp ngày càng đầy đủ, sâu sắc hơn về chuyển đổi số.

Phát huy những kết quả đạt được, với những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, thời gian tới, Thái Nguyên sẽ tiếp tục tập trung các nguồn lực để đẩy mạnh chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực, nhằm thực hiện mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của vùng trung du, miền núi phaí Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030.

THU HƯƠNG

 

Print
Tags:

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top