Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Đừng để “tiền mất tật mang” chỉ sau một chạm

Thứ Tư 05/01/2022 | 10:49 GMT+7

VHO- Công nghệ hiện đại đã giúp chúng ta vượt qua các rào cản về địa lý, tuy nhiên chính khả năng kết nối ngày càng tăng và tính ẩn danh trong môi trường mạng đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho tội phạm mạng phát triển.

  Tội phạm mạng có thể xâm nhập vào hệ thống ngân hàng nhắn tin cho khách hàng bấm vào đường link giả mạo để lấy cắp tiền trong tài khoản

Đặc biệt vào dịp Tết đến, khi nhu cầu thanh toán tăng lên, chỉ cần một cú nhấp chuột hoặc chạm vào điện thoại, người dân có thể mất hàng trăm triệu đồng.

Bị lừa vì cấp mã OTP cho người khác

Chia sẻ về câu chuyện bị lừa đảo của mình trên trang face book cá nhân, tài khoản có tên K.G cho biết, cách đây mấy hôm chị nhận được một cuộc gọi điện thoại từ số 028 99991115, một bạn nữ tự xưng là nhân viên Mobifone nói sẽ giúp chuyển sim từ 3G lên 4G trên hệ thống. Chị đọc số chứng minh thư nhân dân, trong lúc con nhỏ đang “nheo nhéo” bên cạnh, nên chị cũng trong tâm trạng muốn mọi việc nhanh chóng. “Bạn nữ bảo mình đọc mã OTP, ban đầu mình không đọc đâu vì sợ lừa đảo nhưng bạn nữ nói mình nhận được tin nhắn từ Mymobifone thì sao lừa được ạ, với OTP này không liên quan gì tới ngân hàng, chỉ là nâng cấp sim điện thoại”, chị K.G nói.

Lúc đó, chồng chị đã ra dấu hiệu bảo không đọc, lừa đảo đấy nhưng chị chủ quan nghĩ họ đọc vanh vách thông tin mình thế kia, tin nhắn thì từ Mymobifone, nên chắc không lừa. Mà nếu lừa thì chắc cùng lắm mất hết tiền trong card điện thoại, rủi ro thấp, nên mình vẫn đọc mã OTP cho bên kia. Chị không ngờ, sau khi đọc xong mã OTP, điện thoại chị hoàn toàn không sử dụng được, mình tưởng bị mất hết tiền điện thoại nên không gọi được, nên lại nạp thêm 50.000 đồng để gọi cho Mobifone. Tuy nhiên, điện thoại của chị vẫn không gọi được và lúc đó chị phát hiện ra bọn lừa đảo đã cướp số điện thoại mình, chuyển thành esim và toàn quyền sử dụng. “Lúc đó mình nghĩ bọn lừa đảo sẽ mạo danh và lừa người thân bạn bè mình để mượn tiền. Vì vậy, tôi lấy điện thoại của chồng gọi cho Mobifone để khóa số điện thoại, khóa chiều đi và đến, cả tin nhắn và cuộc gọi. Sau đó ra Mobifone để lấy lại số điện thoại”, chị G kể lại.

Tuy nhiên, sự việc không đơn giản như chị nghĩ và bàng hoàng phát hiện ra trong vòng 10 phút, chúng đã thay đổi mật khẩu email cá nhân, kích hoạt mật khẩu mới qua điện thoại. Khi có quyền kiểm soát cả email và điện thoại, chúng bắt đầu xâm nhập vào tài khoản ngân hàng điện tử, thay đổi mật khẩu, số điện thoại và thông tin cá nhân với số chứng minh thư và ngày tháng năm sinh mà chị đã cung cấp trước đó. Kết quả là chúng đã chuyển hết tiền trong tài khoản của chị tới 3 tài khoản ở các ngân hàng BIDV và MB. “Rất may là lúc đó mình khóa toàn bộ dịch vụ online banking và các loại thẻ tín dụng, nhưng đã mất hết tiền mặt trong tài khoản”, chị K.G cho hay.

Ngay trong buổi tối đó, chị G đã trình báo công an. Công an và ngân hàng đã phong tỏa 3 tài khoản mà chúng chuyển đến, tất nhiên 3 tài khoản chỉ còn 0 đồng. Hơn nữa, theo cán bộ công an 99% khả năng chứng minh thư của 3 tài khoản kia là người vô tội, vì tài khoản được mở online, chỉ cần gửi chứng minh thư 2 mặt và số điện thoại kết nối là đã mở được tài khoản ngân hàng.

Ứng phó với tội phạm trên môi trường mạng

Ngoài việc lừa đảo từ chuyển sim, nhiều khách hàng cho biết bị mất tiền sau khi chuyển khoản nhầm. “Mình có chuyển khoảng nhầm cho một người, sau đó có báo lên tổng đài ngân hàng BIDV để báo cáo tra soát trước. Nhân viên ngân hàng có hướng dẫn báo cáo tra soát và chờ nhân viên làm việc. Sau 7-10 phút, mình nhận cuộc gọi từ số điện thoại tự xưng là nhân viên ngân hàng hỏi nhiều câu để mình tin, cuối cùng hướng dẫn làm theo các thao tác để báo cáo lấy lại tiền. Mình làm theo, đọc mã OTP và sau đó là mất 8 triệu còn lại trong tài khoản”, chị Kiều Trang chia sẻ.

Thời gian qua, rất nhiều hiện tượng lừa đảo qua mạng được cơ quan công an cảnh báo như mua hàng chênh lệch cao so với giá gốc, đặt shipper trả tiền trước, sau đó yêu cầu chủ cửa hàng chuyển khoản tiền chênh lệch và tắt máy khiến shipper không liên lạc được và mất tiền. Hoặc một người nhận được tiền chuyển khoản của ai đó không quen biết, sau đó, một số đối tượng sẽ tìm đến và yêu cầu trả gốc và lãi với lãi suất cao… Để phòng chống, cơ quan công an đã cảnh báo tới người dân khi nhận được tiền chuyển nhầm của ai đó, không được sử dụng đến mà cần phải báo cho bên thứ ba. Các ngân hàng cũng thông báo tới khách hàng không được cấp mã OTP cho bất cứ ai, đồng thời tạm dừng thay đổi một số thông tin qua mạng, điện thoại mà phải đến trực tiếp phòng giao dịch…

Trước tình trạng tội phạm trên không gian mạng ngày càng tăng, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam, Trường ĐH Kiểm sát Hà Nội và Cơ quan Phòng, chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC) khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương đã xuất bản cuốn sách “Tội phạm mạng máy tính và công nghệ thông tin, truyền thông”. PGS Nguyễn Đức Hạnh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kiểm sát Hà Nội cho biết, trong bối cảnh hiện nay, với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu, trong đó công nghệ thông tin và mạng viễn thông ngày càng phát triển với tốc độ lớn trên khắp lĩnh vực, đã và đang là nền tảng phát triển trong các lĩnh vực xã hội, mô hình sản xuất, kinh tế, giải trí… Cùng với đó, tội phạm lợi dụng để thực hiện các hành vi phạm tội một cách phức tạp, tinh vi hơn, xuất hiện tội phạm phi truyền thống trong mọi lĩnh vực, đã gây hậu quả lớn hơn. Tội phạm ở nước này có thể thực hiện dễ dàng ở nước khác và việc quản lý biên giới không còn là rào cản đối với các loại tội phạm mạng. “Do vậy, quyển sách Tội phạm mạng máy tính và mạng công nghệ thông tin, truyền thông được ra đời nhằm cung cấp các dữ liệu, tài liệu giúp sinh viên, giảng viên, các nhà điều tra có thêm tài liệu để đấu tranh với loại tội phạm mạng, phi truyền thống, phi quốc gia”, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kiểm soát Hà Nội cho biết.

Phòng chống tội phạm mạng đang là mối quan tâm của lực lượng chức năng, không chỉ ở Việt Nam mà các quốc gia trên thế giới. Đại diện UNODC nhấn mạnh, tội phạm mạng có thể ngồi ở nơi này thực hiện hành vi phạm tội, xâm nhập, làm tê liệt, phá hủy hệ thống máy tính, đánh cắp thông tin, bí quyết, mối quan hệ ở đất nước khác. Do đó, các cán bộ điều tra, tư pháp cần giải quyết các mối nguy cơ từ tội phạm mạng, tăng cường hợp tác xuyên biên giới và phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế nhằm giải quyết vấn đề này. 

QUỲNH HOA

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top