Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc Mường nơi Cúc Phương đại ngàn

Thứ Bảy 23/04/2022 | 16:43 GMT+7

VHO- Sau một thời gian tạm dừng do Covid-19, từ 29.4, Ngày hội Văn hóa Thể thao các dân tộc huyện Nho Quan được tổ chức cùng với Tuần lễ Cúc Phương đại ngàn sẽ khai mạc tại vườn Quốc gia Cúc Phương. Trong thời gian này, sẽ có nhiều hoạt động được tổ chức như văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian truyền thống; hội trại gắn với trưng bày giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc; các sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Ngày hội Văn hóa Thể thao các dân tộc huyện Nho Quan được tổ chức cùng với Tuần lễ Cúc Phương đại ngàn nhằm kích cầu du lịch trở lại sau thời gian dài “đứt gãy” do dịch Covid-19

Ngày hội Văn hóa Thể thao các dân tộc ở Nho Quan được tổ chức thường niên từ năm 2017 nhằm tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh cho nhân dân trong huyện. Các đặc sản núi rừng cũng được trưng bày để du khách hiểu hơn về đời sống sinh hoạt, sản xuất của đồng bào các dân tộc.

Năm nay, Ngày hội Văn hóa Thể thao các dân tộc huyện Nho Quan được tổ chức cùng với Tuần lễ Cúc Phương đại ngàn. Những hoạt động này nhằm kích cầu du lịch trở lại sau thời gian dài “đứt gãy” do dịch Covid-19.

Lễ khai mạc sẽ diễn ra vào 20h00 ngày 29.4 tại khu Hồ Mạc, Vườn Quốc gia Cúc Phương với chương trình trình diễn nghệ thuật của đồng bào các dân tộc trong huyện. Tham gia Tuần lễ và Ngày hội có 7 xã dân tộc và miền núi, với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian truyền thống; hội trại gắn với trưng bày giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc; các sản phẩm đặc trưng tiêu biểu của địa phương. Điểm nhấn cuốn hút là các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trình diễn cồng chiêng, múa sạp; giao lưu nghệ thuật quần chúng; đêm hội âm nhạc. Hoạt động thể thao có bóng chuyền nam, bóng chuyền hơi nữ, kéo co. Các trò chơi dân gian truyền thống trong ngày hội có bắn nỏ, đi cà kheo, đẩy gậy, đánh mảng, đánh đu, ném còn...

Bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường

Tuần lễ Cúc Phương đại ngàn và Ngày hội Văn hóa Thể thao các dân tộc năm 2022 được chuẩn bị sớm với mong muốn tạo thêm không gian để nhân dân các dân tộc cùng hội tụ giao lưu văn hóa, tăng thêm sự hiểu biết, gắn kết… Đây cũng là dịp để quảng bá, giới thiệu đến bạn bè trong nước và quốc tế về những giá trị văn hóa đặc trưng và các loại hình du lịch sinh thái, cộng đồng, thể thao.

Chia sẻ với báo chí ông Hoàng Khắc Tiệp, Chủ tịch UBND huyện Nho Quan cho biết, trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số trên địa bàn luôn được huyện Nho Quan quan tâm, chú trọng. Thông qua các Đề án bảo tồn, khôi phục và phát huy một số nét đẹp văn hóa dân tộc Mường và Đề án bảo tồn văn hóa cồng chiêng dân tộc Mường…, đồng bào có cơ hội phát huy những di sản văn hóa.

Các hiện vật được sưu tầm chuẩn bị cho sự ra đời của Bảo tàng Văn hóa Mường trong tương lai

Ấp ủ  khát vọng về một mô hình sống mới, “phép cộng” hài hòa giữa những bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống và điểm đến du lịch hấp dẫn đang dần hiện hữu tại Cúc Phương. Vedana Resort, theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Dịch vụ Du lịch Cúc Phương Lê Quốc Thịnh, nơi đây sẽ là một địa chỉ lưu giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Mường Cúc Phương. Trong tương lai sẽ hiện hữu một nhà Bảo tàng văn hoá Mường với quy mô 1000 m2 tại Vedana Resort, hiện thực hóa kỳ vọng mỗi công trình được xây dựng sẽ là một sản phẩm du lịch mang đậm nét văn hóa bản địa.

Phát huy thế mạnh văn hóa, lấy văn hóa làm điểm tựa cũng là hướng đi lâu dài trong phát triển du lịch tại Cúc Phương. Ông Thịnh cho biết, trong thời gian qua, đã triển khai sưu tầm được một số lượng lớn hiện vật cồng chiêng và các hiện vật văn hóa tiêu biểu, gắn bó với đời sống người Mường để chuẩn bị cho sự ra đời của Bảo tàng Văn hóa Mường. Không gian văn hóa Mường không chỉ là nơi trưng bày mà còn lưu giữ, là nơi bà con có thể gửi gắm những kỷ vật, vật dụng gắn bó với sinh hoạt, lao động sản xuất nhiều đời nay. Để nhanh chóng "cứu" các vật dụng xưa cũ của bà con không bị mất mát, mai một, công tác sưu tầm, bảo quản hiện vật đang tiếp tục được tiến hành tích cực.

Không gian văn hóa Mường không chỉ là nơi trưng bày mà còn lưu giữ, là nơi đồng bào có thể gửi gắm những kỷ vật, vật dụng gắn bó với sinh hoạt, lao động sản xuất nhiều đời nay

Nhận thức rõ về tiềm năng, nguồn lợi kinh tế từ phát triển du lịch mang lại, đồng bào Mường cũng đã có nhiều thay đổi trong tư duy khai thác lợi thế của địa phương. Các loại hình nghệ thuật truyền thống của đồng bào đã được đưa vào phục vụ ở các khu, điểm du lịch như: hát giao duyên tiếng Mường ở xã Cúc Phương, cồng chiêng ở xã Kỳ Phú, Phú Long… Những ẩm thực đặc trưng của người Mường như thịt lợn, ốc núi, thịt hươu, rượu men lá, cơm cháy…, cũng được đồng bào chế biến phục vụ du khách.

Lãnh đạo huyện Nho Quan chia sẻ, là huyện miền núi của tỉnh Ninh Bình, vị trí nằm ở đầu mối giao thông quan trọng nối liền vùng Tây Bắc với vùng đồng bằng Bắc bộ và Trung bộ. Nơi đây được thiên nhiên ban tặng nhiều danh thắng và di tích lịch sử, văn hóa truyền thống nổi tiếng như: động Vân Trình, hồ Yên Quang, hồ Đồng Chương, nước khoáng nóng Cúc Phương, văn hóa đồng bào Mường, các sản vật địa phương...  Đặc biệt, trên địa bàn huyện có Vườn Quốc gia Cúc Phương, một địa danh du lịch nổi tiếng trong nước và thế giới, với khu bảo tồn động, thực vật quý hiếm và những di tích văn hóa được xác định có từ sơ kỳ đồ đá mới...

MINH NGỌC

Print
Tags:

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top