Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

''Chúa tể rừng xanh'' – Đưa giáo trình sách giáo khoa vào nghệ thuật xiếc

Thứ Năm 26/05/2022 | 13:32 GMT+7

VHO-Chào mừng Ngày Quốc tế thiếu nhi (1.6), Liên đoàn Xiếc Việt Nam đem đến các em nhỏ chương trình xiếc mới Chúa tể rừng xanh. Đặc biệt, chương trình xây dựng dựa trên một bài học trong sách giáo khoa tiểu học, tạo nên ngày hội muông thú trên sân khấu xiếc.

Chương trình Chúa tể rừng xanh có sự tham gia của nhiều thể loại tiếc mục xiếc 

Chương trình Chúa tể rừng xanh dài 75 phút, gồm 3 cảnh: Ngày hội tranh tài, Lên ngôi Chúa tể, Ngôi nhà chung, kể câu chuyện trong một khu rừng già, có rất nhiều loài muông thú sống chung. Sự phân chia lãnh thổ và thức ăn của các loài luôn bị tranh giành, không có sự công bằng. Loài thú lớn bắt nạt các loài thú bé. Vì vậy, các loài thú đưa ra quyết định, hằng năm tổ chức ngày hội tranh tài chọn ra con thú nào mạnh nhất để làm chúa tể rừng xanh, có nhiệm vụ giữ gìn trật tự cho khu rừng và công bằng cho muôn loài. Cuộc tranh tài mùa xuân năm nay có nhiều loài muông thú tham gia, như chó, mèo, lợn, khỉ, dê, ngựa, trâu, có cả hổ vằn, sư tử khiến cả khu rừng náo nhiệt với những màn thi kịch tính, không biết ai sẽ chiến thắng… Chương trình đề cao lòng nhân ái, tình đoàn kết để tạo nên sức mạnh.Về ý tưởng xây dựng chương trình, NSND Tống Toàn Thắng, tác giả, đạo diễn Chúa tể rừng xanh cho biết, trong mùa hè này, các nghệ sĩ muốn đem đến khán giả “nhí” một chương trình về muông thú, nhằm giúp các em hiểu biết thêm về các con vật, khả năng biểu diễn của chúng cũng như đề cao tình yêu động vật. Tuy nhiên, NSND Tống Toàn Thắng cũng cho biết, trong xu thế hội nhập và phát triển đất nước, Liên đoàn Xiếc Việt Nam phải tuân theo các công ước của quốc tế đã đưa ra về việc hạn chế, chấm dứt sử dụng động vật hoang dã trên sân khấu xiếc. Các loài thú lớn như voi, hổ, gấu… sẽ không còn xuất hiện trên sân khấu xiếc. Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã chuyển hướng tập trung phát triển nhiều loại thú nuôi, gần gũi với con người, chúng được huấn luyện và dạy dỗ để thay thế các loại thú hoang dã trên sân khấu. ”Trong điều kiện, môi trường xã hội, sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, internet, điện thoại thông minh đã tác động rất nhiều tới thị hiếu, cách thưởng thức của trẻ em ngày nay. Tuy nhiên không phải vì thế chúng ta không có phương pháp tiếp cận, mang tới cho trẻ em cách thưởng thức mới, nó phù hợp và mang tính tương tác trực tiếp cùng các con thú, sự hóa thân của các nghệ sĩ xiếc vào các bộ lốt thú hoang dã mà các em đã được biết qua phim ảnh, sẽ đem tới những cảm xúc mới, không kém phần hấp dẫn, tính giải trí và giáo dục cao”, NSND Tống Toàn Thắng chia sẻ.

Sự xuất hiện của các vật nuôi như trâu, dê... đã mang một sức hấp dẫn mới cho xiếc

Câu chuyện 2 chú dê qua cầu quen thuộc với thiếu nhi đã được các nghệ sĩ của Liên đoàn xiếc Việt Nam tái hiện lại trên sân khấu chương trình Chúa tể rừng xanh. Hai chú dê đen, trắng mũm mĩm vừa be be, vừa cùng đi ngược chiều nhau trên chiếc cầu bé xíu. Hai chú dê cứ tha hồ ủn nhau đi tiến, đi lùi mà không ai qua được. Rồi mọi chuyện được giải quyết bằng cách… một chú dừng lại, đứng im để chú kia lấy đà nhảy vèo qua mình. Trên sân khấu vì thế có nhiều vật nuôi dễ thương như chó, mèo, lợn, dê, trâu, ngựa, vẹt, khỉ… Nhiều khán giả ồ lên thấy lợn ủn ỉn cũng có thể "phi" như ngựa. Có thể cảm nhận được sự hào hứng của các khán giả nhí, đặc biệt ở lứa tuổi mầm non và cấp 1, cấp 2 khi đến xem chương trình Chùa tể rừng xanh

Hơn 1.000 chỗ ngồi của Rạp xiếc Trung ương chật kín khán giả xem 

Chương trình sẽ biểu diễn phục vụ thiếu nhi trong dịp 1-6 và mùa hè này tại Rạp Xiếc Trung ương (67-69 Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Đây cũng là hoạt động bước đầu để xây dựng thương hiệu nghệ thuật xiếc thú của Đoàn nuôi dạy thú, biểu diễn cho đối tượng học sinh các trường học, cố định vào thứ năm hằng tuần tại Rạp Xiếc Trung ương. Nâng cao tính chủ động, tìm hướng phát triển mới cho nghệ thuật xiếc thú trong giai đoạn mới. Thay đổi cách diễn truyền thống với các loài thú, nâng cao tính nghệ thuật, tính nhân văn và thân thiện với môi trường.

ĐÀO ANH, Ảnh: TẤN QUANG

Print
Tags:

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top