Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Mở ra "sân chơi" mới bổ ích cho công nhân, người lao động

Chủ Nhật 10/07/2022 | 10:35 GMT+7

VHO- Tối 9.7, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, Hội diễn Tiếng hát công nhân, người lao động năm 2022 do Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp tổ chức đã khép lại. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy, Trưởng BCĐ Hội diễn; Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn; Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam Thái Thu Xương dự và trao tặng giải thưởng cho các chương trình xuất sắc tham gia Hội diễn.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Thái Thu Xương trao 11 giải HCV cho các chương trình xuất sắc tham gia Hội diễn

Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Ninh Thị Thu Hương, Trưởng BTC Hội diễn nhấn mạnh: Hội diễn Tiếng hát công nhân, người lao động năm 2022 đã để lại những ấn tượng tốt đẹp, thể hiện qua 26 chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu, đặc sắc…”.

Theo Cục trưởng Ninh Thị Thu Hương, qua Hội diễn, những tiếng hát lời ca đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân, người lao động, để họ thêm yêu quê hương đất nước, hăng say lao động, góp phần cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội.

 “Hội diễn lần này là hoạt động văn hóa, văn nghệ có ý nghĩa thiết thực, thể hiện quyết tâm chính trị của toàn Ngành thực hiện nghiệm vụ "chấn hưng và phát triển văn hóa Việt Nam" theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cũng là sự kiện đem lại những giá trị tinh thần, làm giàu thêm ý chí cách mạng, tôn vinh sức mạnh đại đoàn kết cho công nhân, người lao động trên cả nước; cổ vũ, phát triển phong trào nghệ thuật quần chúng trên toàn quốc...”, bà Ninh Thị Thu Hương nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ VHTTDL cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp tổ chức Hội diễn

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn trao Bằng khen của UBND tỉnh Bắc Ninh cho 26 tập thể có thành tích trong tham gia Hội diễn

26 Đoàn NTQC với 144 tiết mục, hơn 1.000 diễn viên tham gia ở các thể loại ca, múa, nhạc tổng hợp đã mang đến Hội diễn nhiều ấn tượng.  NSND Phạm Ngọc Khôi, Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Trưởng BGK nhận định: “Nhiều tiết mục hay, giàu sáng tạo, mang tính chuyên nghiệp cao, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng khán giả. Điều đó mang lại không ít khó khăn cho BGK trong việc lựa chọn các tiết mục xuất sắc để trao giải…”.

Trên sân chơi này đã bộc lộ nhiều tài năng nghệ thuật của anh chị em công nhân, nghệ sĩ, người lao động. Sự kết hợp rất nhuần nhuyễn giữa các thành phần dưới bàn tay của các đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật được dàn dựng công phu, tạo được hiệu ứng tốt, tiêu biểu trong các chương trình của Đoàn NTQC tỉnh Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Hải Phòng, Đắk Lắk, Quảng Ninh, Đắk Nông, Phú Thọ, Đồng Tháp, Hà Giang…

Đại diện BTC, BGK trao HCB cho các chương trình tham gia Hội diễn

Hội diễn cũng ghi nhận những tác phẩm múa độc lập đã gây sự xúc động, thán phục về sự lao động sáng tạo đa dạng trong các đề tài, từ sử thi, dân gian tới đề tài công nghiệp hóa, hiện đại hóa rất hấp dẫn, tạo nét dẫn dắt từ truyền thống văn hóa đi tới tiên tiến, hội nhập. “Đặc biệt, có nhiều tiết mục độc tấu nhạc cụ, hòa tấu dàn nhạc dân tộc Cồng Mường… Lĩnh vực này tương đối khó, nhưng đã có nhiều tiết mục đặc sắc được trình diễn như: độc tấu sáo trúc, sáo Mèo, T’rưng, đàn tính, violon… Có những tác phẩm của nghệ sĩ chuyên nghiệp và tác phẩm nằm trong giáo trình giảng dạy của Nhạc viện như Cánh chim tự do, Mùa hái quả, Cùng hành quân giữa mùa xuân… cũng đã được các nghệ sĩ tại Hội diễn trình diễn rất tự tin”, NSND Phạm Ngọc Khôi chia sẻ.

Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Ninh Thị Thu Hương, Giám đốc Sở VHTTDL  Bắc Ninh Trịnh Hữu Hùng trao HCV cho các tiết mục xuất sắc tham gia Hội diễn

 BGK cho biết, phần thanh nhạc thu hút nhiều nghệ sĩ tham gia với các loại hình phong phú như: đơn ca, song ca, tam ca, hợp ca, hợp xướng... Nhiều phong cách biểu diễn đa dạng từ dân ca quan họ, tân cổ, các làn điệu của đồng bào dân tộc được sưu tầm và phát triển; các giọng hát tiếp thu phong cách thính phòng cổ điển của thế giới; các giọng hát mang phong cách trẻ trung đã mang đến hội diễn sự lôi cuốn, hấp dẫn… “Các ca sĩ đã chạm đến trái tim chúng ta bởi tài năng điêu luyện khi trình diễn những tác phẩm sống mãi với thời gian. Bên cạnh đó, chúng ta vui mừng đón nhận những sáng tạo mới của các nhạc sĩ trẻ; các ca sĩ cũng đã mạnh dạn, tìm tòi sáng tạo, trình diễn những tác phẩm viết về công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa…”, Trưởng BGK Phạm Ngọc Khôi nhấn mạnh.

Nhiều tiết mục xuất sắc tham gia Hội diễn 

Cũng theo NSND Phạm Ngọc Khôi, Hội diễn đã phát hiện nhiều tài năng nghệ thuật trong người lao động, trong nhân dân. Những “hạt giống” này cần được chăm sóc để làm động lực cho sự sáng tạo, để bổ sung cho đội ngũ làm công tác nghệ thuật chuyên nghiệp trong giai đoạn mới.

Trong chuỗi hoạt động của Hội diễn, các đoàn NTQC cũng đã có những buổi công diễn, giao lưu với công nhân, người lao động và nhân dân tại TP. Từ Sơn và huyện Yên Phong. Những điểm lưu diễn thu hút đông đảo công nhân, người lao động và nhân dân địa phương, với các tiết mục xuất sắc trong khuôn khổ Hội diễn được công diễn.  Theo bà Nguyễn Thị Vân Hà, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Ninh, Phó Trưởng BTC địa phương Hội diễn, Bắc Ninh hiện là một trung tâm điện tử lớn nhất cả nước, tạo việc làm cho khoảng 450 nghìn người lao động đến từ hơn 20 tỉnh, thành phố. Để góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân lao động, Bắc Ninh triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, ban hành nhiều chính sách an sinh xã hội đặc thù dành cho công nhân, lao động. Hội diễn Tiếng hát công nhân, người lao động năm 2022 là sự kiện văn hóa quy mô, tôn vinh những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân Việt Nam, là dịp để công nhân, người lao động say mê âm nhạc trên mọi miền Tổ quốc, đem lời ca, tiếng hát cùng nét văn hóa đặc sắc của các vùng miền về hội tụ, giao lưu, góp phần làm giàu thêm đời sống văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của giai cấp công nhân.

Các điểm lưu diễn thu hút đông đảo người xem

Bày tỏ mong muốn Hội diễn Tiếng hát Công nhân, người lao động sẽ trở thành hoạt động văn hóa định kỳ được tổ chức 2-3 năm/ lần, Trưởng đoàn NTQC tỉnh Bình Dương Trần Thanh Sơn (Giám đốc Trung tâm Văn hóa- Nghệ thuật tỉnh) chia sẻ: “Hội diễn Tiếng hát Công nhân, người lao động thực sự là một sân chơi ý nghĩa. Không chỉ có thể cất lên lời ca tiếng hát, những “nghệ sĩ” của sân chơi này còn có thêm nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi, giải tỏa những căng thẳng, áp lực trong công việc cũng như có cơ hội tham quan những điểm du lịch hấp dẫn trên vùng quê Kinh Bắc”.

Ông Trần Thanh Sơn cho biết, Bình Dương với đặc thù là một tỉnh công nghiệp, các hoạt động dịch vụ, đô thị phát triển nhanh chóng; cùng với đó là số lượng công nhân, người lao động nhập cư từ các tỉnh, thành khác về Bình Dương sinh sống và làm việc rất đông. “Lãnh đạo tỉnh và ngành văn hóa Bình Dương đặc biệt quan tâm đến nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân, người lao động trên địa bàn. Hằng năm, Trung tâm Văn hóa- Nghệ thuật, Đoàn ca múa dân tộc tỉnh đã xây dựng và tổ chức nhiều chương trình biểu diễn phục vụ công nhân, người lao động tại các nhà máy, khu công nghiệp. Đặc biệt, vào các dịp lễ Tết, Bình Dương dành 15 suất biểu diễn phục vụ đối tượng công nhân xa quê không có điều kiện về quê ăn Tết…”.

Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Ninh Thị Thu Hương cũng chia sẻ: “Chúng tôi mong rằng, trong những năm tới, Hội diễn Tiếng hát công nhân, người lao động sẽ tiếp tục là điểm hẹn để những người công nhân, lao động cất lên lời ca, tiếng hát chung tay xây dựng văn hóa doanh nghiệp, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh…”.

 Một số tiết mục trong đêm bế mạc Hội diễn:

105 HCV, HCB cho các chương trình, tiết mục xuất sắc

Tại lễ bế mạc, BTC đã công bố và trao các giải thưởng cho các tiết mục, chương trình xuất sắc tham gia Hội diễn.

 Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Thái Thu Xương đã trao 11 giải HCV cho các chương trình xuất sắc tham gia Hội diễn. Bên cạnh đó, BTC đã trao 15 giải HCB chương trình; 35 HCV và 44 HCB cho các tiết mục tham gia Hội diễn.

Cũng tại lễ bế mạc, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy đã trao  Bằng khen của Bộ trưởng Bộ VHTTDL cho lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnh Bắc Ninh, UBND TP. Từ Sơn, UBND huyện Yên Phong, ghi nhận thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp tổ chức Hội diễn. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn cũng trao Bằng khen của UBND tỉnh Bắc Ninh cho 26 tập thể đã có thành tích trong tham gia Hội diễn.

 

PHƯƠNG ANH; ảnh: NGỌC THẢO

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top