Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam: Cần phải có quy định cụ thể về đất đai cho du lịch

Thứ Tư 17/08/2022 | 11:32 GMT+7

VHO- Trong “Quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” mà Bộ VHTTDL đang lấy ý kiến để hoàn thiện trước khi trình Thủ tướng phê duyệt, nhiều ý kiến đề nghị tập trung vào việc xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển du lịch, sử dụng đất liên quan đến du lịch.

Đất dành cho du lịch hiện nay đang nằm trong đất thương mại dịch vụ và thuộc quyền quản lý của nhiều ngành nghề khác Ảnh: PHẠM SƠN

 Chưa có đất cho du lịch

Quy hoạch sẽ là những định hướng và giải pháp cơ bản phát triển du lịch trong giai đoạn mới phù hợp với những định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và Chiến lược phát triển ngành; làm cơ sở pháp lý để triển khai chỉ đạo, quản lý các hoạt động của ngành Du lịch trên phạm vi cả nước một cách có hiệu quả.

Trong quá trình phát triển vừa qua, có thể nhận thấy, ngành Du lịch vẫn còn nhiều hạn chế vàbất cập, đối mặt với những khókhăn và điểm nghẽn chưa cógiải pháp thoảđáng. Mặc dù giàu tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch nhưng chúng ta chưa có bước phát triển đột phá đểkhẳng định đây thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, việc phát triển vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ, yếu tốthiếu bền vững.

Để nắm bắt cơ hội và vượt qua các khó khăn, ngành Du lịch Việt Nam cần thiết phải được định hướng quy hoạch phát triển với tầm nhìn dài hạn, lấy đó làm cơ sở để xây dựng các chương trình, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển của một giai đoạn mới. Đồng thời, làm cơ sở vững chắc cho các định hướng phát triển du lịch tại các quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh để các địa phương có “kim chỉ nam” cho việc hoạch định, quản lý du lịch trên địa bàn.

Quy hoạch lần này có nhiều điểm mới, hướng tới phát triển bền vững, chất lượng, có hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh. Các mục tiêu trong chiến lược, quy hoạch cơ cấu lại ngành Du lịch Việt Nam cân đối lại những định hướng vềkhông gian, định hướng và giải pháp phát triển. Song song với đó, đảm bảo xây dựng các khu vực động lực, tiểu vùng du lịch, quy hoạch du lịch tỉnh, du lịch biển…

Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là một trong 39 quy hoạch trong Danh mục các quy hoạch ngành Quốc gia cần được triển khai thực hiện theo Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14. Khoản 1, Điều 24 của Luật này quy định nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc gia. Trong đó nêu rõ “Nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc gia xác định việc phân bổ và tổ chức không gian sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực mang tính liên vùng, liên tỉnh”.

Khoản 2, Điều 24 Luật Quy hoạch cũng quy định Quy hoạch sử dụng đất quốc gia bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: Phân tích, đánh giá vềcác yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh trực tiếp tác động và thực trạng sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực; Dự báo xu thế biến động của việc sử dụng đất; Xác định các quan điểm và mục tiêu sử dụng đất trong thời kỳ mới; Định hướng phân bổ không gian và chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp, đất rừng; Định hướng phân bổ không gian và chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp; Xác định không gian đất chưa sử dụng; Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch. Điểm e, Khoản 3, Điều 25 vềNội dung quy hoạch ngành quốc gia cũng quy định: Định hướng bố trí sử dụng đất cho phát triển ngành kết cấu hạ tầng quốc gia và các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo tồn sinh thái, cảnh quan, di tích đã xếp hạng quốc gia.

Tuy nhiên, Trong Luật Đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật đều không có quy định, khái niệm nào về“đất du lịch” mà đất sử dụng cho du lịch nằm ở phần đất thương mại, dịch vụ. Vì thế, trong các Quy hoạch của ngành Du lịch, liên quan đến sử dụng đất, tổ chức không gian, hoạch định khu du lịch, khu du lịch quốc gia, khu du lịch cấp tỉnh… có thể đềra nhưng các địa phương có thể theo, có thể không theo hoặc phần lớn là theo quy hoạch kinh tế xã hội ở địa phương, vùng, có nơi phát triển theo thị trường, phụ thuộc vào đầu tư mà phá vỡ quy hoạch du lịch.

Như thế cũng có nghĩa là nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển du lịch, trong đó có sử dụng đất liên quan đến du lịch được đềra trong Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là khó khả thi.

Câu chuyện khó

GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứtrưởng Bộ TN&MT cho rằng: “Bàn vềquy hoạch du lịch trong khi chưa có pháp luật ổn định vềđất đai cho các bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng là câu chuyện khó. Chỉ có chờ “Luật Đất đai 2023” ra đời mới có quy định vềđất du lịch. Mà như thế chắc lâu vì đáng ra Quy hoạch du lịch quốc gia phải được phê duyệt từ 2021.

Từ thực hiện Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mới thấy, từ trước tới nay, ngành Du lịch chủ yếu phát triển dựa trên tài nguyên do ngành khác quản lý. Vì thế, việc quy hoạch, sự phát triển của ngành Du lịch phụ thuộc vào quy hoạch và sự phát triển của ngành khác. Trong khi xây dựng công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, di tích lịch sử, văn hoá, giao thông, đô thị… đều có đất riêng.

Đảng và Chính phủ đã có chính sách đưa kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Để thực hiện chính sách này, Việt Nam có nhiều việc phải làm để sao cho du khách hài lòng và động viên toàn dân tham gia làm du lịch. Việc phát triển du lịch cần có nhiều hạ tầng và các dịch vụ khác liên kết. Một trong những vấn đềquan trọng cần quan tâm là chế độ sử dụng đất đối với các khu du lịch - nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí và chế độ sử dụng đất đối với những người dân sử dụng đất có tham gia cung cấp dịch vụ du lịch.

Trước mắt, việc sửa Luật Đất đai nên đi theo hướng cho phép một số loại bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng được giao đất giống như đất ở để thu hút vốn đầu tư từ dân. Theo tầm nhìn trung hạn, các nhược điểm sẽ được khắc phục khi ban hành Luật Thuế bất động sản hợp lý.

Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, như Nghị quyết 18-NQ/TW của Bộ Chính trị đềra, nhiều ý kiến cho rằng cần phải có quy định cụ thể vềđất du lịch. Đồng thời có những chính sách, cơ chế thực sự cởi mở vềđất đai, thuế, đầu tư… để du lịch phát triển. 

 THUÝ HÀ

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top