Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Năm học mới với những nhiệm vụ mới: Cần sớm giải quyết được “3 thiếu”

Thứ Tư 07/09/2022 | 11:07 GMT+7

VHO- Sáng 5.9.2022, hơn hai mươi triệu học sinh trên cả nước đã hân hoan dự lễ Khai giảng và bước vào năm học mới 2022-2023. Chủ đề được ngành Giáo dục lựa chọn là “Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng GD&ĐT”, năm học mới đã bắt đầu với những nhiệm vụ mới.

 Học sinh trên đảo Sinh Tồn (Trường Sa) háo hức đến trường trong ngày khai giảng

Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT

Trong buổi Lễ khai giảng tại Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị toàn ngành Giáo dục đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra. Trong đó, Bộ GD&ĐT cần tập trung đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp GD&ĐT theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, hướng vào phát triển con người toàn diện cả năng lực và phẩm chất, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng những yêu cầu mới của phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Phấn đấu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về GD&ĐT ở khu vực, bắt kịp với trình độ tiên tiến của thế giới, tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc tế.

Cùng với đó là hoàn thiện các cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, phù hợp với từng loại hình đào tạo. Sắp xếp lại hệ thống trường học; phát triển hài hòa giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền, ưu tiên các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo và các đối tượng chính sách, bảo đảm điều kiện thuận lợi để mỗi người dân đều được thụ hưởng một cách công bằng những thành quả tốt đẹp của nền giáo dục nước nhà. Nghiên cứu để hoàn thiện, ổn định hệ thống sách giáo khoa và chế độ thi cử ở các cấp học. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy mạnh xã hội hoá GD&ĐT đúng hướng, hợp lý. Đầu tư thích đáng cho GD&ĐT chất lượng cao, trình độ cao; có chính sách đầu tư đặc thù cho vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội trong GD&ĐT.

Song song với việc đề cao vị trí, vai trò và trách nhiệm xã hội, cần đổi mới mạnh mẽ chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách và giải pháp để cải thiện mức sống, nâng cao trình độ và chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Thực hiện bổ sung đủ biên chế giáo viên trong giai đoạn từ năm 2022-2026 theo đúng Kết luận của Bộ Chính trị.

Cần sớm giải quyết được “3 thiếu”

Trước thềm năm học mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các Bộ, ngành, nhất là Bộ GD&ĐT tập trung giải quyết từng bước những tồn tại, hạn chế và những bất cập phát sinh. Nhiệm vụ trước mắt là cần sớm giải quyết được “3 thiếu”: Thiếu giáo viên - thiếu lớp học và thiếu sách giáo khoa. Thực hiện tiêm vắc xin đầy đủ, khoa học, hiệu quả để các cháu khỏe mạnh đến trường, cha mẹ yên tâm công tác, thầy cô yên tâm giảng dạy…

Giao nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bộ GD&ĐT phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền về chế độ, chính sách phù hợp nhằm khuyến khích, nâng cao thu nhập cho giáo viên, đảm bảo cân đối, hài hòa trong tổng thể chung của các ngành nghề khác và phù hợp với điều kiện hiện nay của đất nước. Đồng thời, quan tâm đầu tư vật chất, xây dựng các cơ sở giáo dục, nhất là ở các khu công nghiệp, vùng khó khăn …

Thủ tướng mong các cấp chính quyền, ngành GD&ĐT, thầy cô, phụ huynh và toàn xã hội dành sự quan tâm tới môi trường vệ sinh, an toàn học đường, chăm sóc các em học sinh khuyết tật, con em các gia đình thương binh, liệt sĩ, có công với cách mạng, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các cháu ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, học sinh là người dân tộc để đường đến với “con chữ” của các em bớt gian nan, nhất định không để cháu nào vì hoàn cảnh khó khăn mà không được đến trường.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thì thầy cô giáo đừng vì bệnh thành tích, áp đặt mà làm tổn thương con trẻ. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ phối hợp chặt chẽ, chia sẻ với nhà trường, thầy cô để dạy dỗ và chăm sóc chu đáo cho các con. Tránh hiện tượng gò ép, áp đặt việc học hành, so bì với các bạn… sẽ làm tổn thương và ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. 

 HOÀNG HƯƠNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top