Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Ninh Thuận: Chú trọng công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Thứ Hai 28/11/2022 | 09:43 GMT+7

VHO- Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ngành Văn hóa, các Sở, ngành, địa phương quan tâm tổ chức thực hiện và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhiều di sản văn hóa đã phát huy hiệu quả trong việc thu hút du khách trong nước và quốc tế.

 Phát huy giá trị làng nghề gốm Chăm trong việc thu hút khách tham quan

 Phong phú, đa dạng về di sản văn hóa

Ninh Thuận là tỉnh nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có 6 huyện và 1 thành phố, là địa phương đa dạng về địa hình, gồm có đồng bằng, trung du, miền núi và vùng biển. Thành phần dân cư cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh phong phú, bao gồm các dân tộc Kinh, Chăm, Raglai, Churu, K’ho, Hoa và nhiều dân tộc khác, tạo nên bức tranh văn hóa nhiều màu sắc, thể hiện rõ nét dấu ấn đặc trưng về văn hóa, lịch sử của từng cộng đồng dân tộc.

Ninh Thuận còn là địa phương “giàu” về văn hóa, bao gồm hệ thống văn hóa vật thể như đình, chùa, lăng, miếu, đền, tháp Chăm; hệ thống văn hóa phi vật thể như lễ hội, ngôn ngữ, phong tục tập quán, nghề truyền thống... của cộng đồng các dân tộc, để lại cho thế hệ hôm nay nhiều di sản văn hóa tiêu biểu và độc đáo, góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Theo Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận, tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 239 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê, gồm các loại hình: Đình làng; chùa; miếu; nhà thờ; lăng (lăng thờ cá Voi/cá Ông); tháp Chăm, thánh đường Hồi giáo; đền thờ của người Chăm; phế tích và bia ký Chăm; di tích lịch sử cách mạng; danh lam thắng cảnh... Đã có 67 di sản văn hóa được lập hồ sơ xếp hạng ở các cấp. Cụ thể: 2 di tích quốc gia đặc biệt (Tháp Hòa Lai và tháp Po Klong Garai), 18 di sản cấp quốc gia (trong đó 12 di tích cấp quốc gia, 1 danh lam thắng cảnh cấp quốc gia và 5 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia) và 47 di tích, di sản văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh, bao gồm di tích lịch sử cách mạng, đình, đền, lăng miếu.

Bên cạnh đó còn có hệ thống các lễ nghi, phong tục tập quán, nghề thủ công truyền thống, văn học nghệ thuật dân gian của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh như lễ hội Kate, Ramưwan, nghệ thuật làm gốm truyền thống, dệt thổ cẩm, nghề làm thuốc nam của người Chăm; lễ Bỏ mả với nghệ thuật trình diễn mã la của người Raglai; lễ hội Cầu ngư của ngư dân vùng ven biển là vốn quý về văn hóa, tô đậm thêm bức tranh văn hóa nhiều màu sắc của tỉnh.

Quan tâm bảo tồn, phát huy

Ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận cho biết: “Thời gian qua, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn, Sở VHTTDL đã tổ chức quán triệt Luật Di sản văn hóa, các Thông tư, Nghị định và các văn bản khác trên lĩnh vực di sản văn hóa; đặc biệt là Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 15.6.2016 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể cho các đơn vị trực thuộc và các Ban quản lý di tích trên toàn tỉnh”.

Chỉ tính từ cuối năm 2019 đến nay, Sở VHTTDL đã tham mưu, xây dựng, phối hợp và hoàn chỉnh 7 hồ sơ khoa học di sản văn hóa trình các cấp xếp hạng như: Tham mưu UBND tỉnh trình Bộ trưởng Bộ VHTTDL ban hành Quyết định đưa di sản văn hóa phi vật thể lễ hội Cầu Ngư của ngư dân vùng ven biển tỉnh Ninh Thuận vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; tham mưu xếp hạng di tích Vịnh Vĩnh Hy là Danh lam thắng cảnh cấp quốc gia và Cụm nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Bên cạnh đó, Sở còn tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định xếp hạng một số di tích Kiến trúc Nghệ thuật, Lịch sử cách mạng cấp tỉnh trên địa bàn.

Các cấp, các ngành trong tỉnh còn tăng cường công tác tuyên truyền về di tích lịch sử, ý nghĩa lễ hội và phổ biến các quy định của pháp luật đến người dân; phục dựng các hoạt động văn hóa truyền thống và các trò chơi dân gian trong lễ hội. Đến nay, đa số các Ban quản lý (BQL) di tích được thành lập theo đúng quy định với sự tham gia của thành viên UBND xã, phường nên công tác tuyên truyền, phổ biến thi hành Luật Di sản văn hóa, các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác về quản lý, bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản văn hóa, tổ chức lễ hội tại các địa phương được hiệu quả. Hầu hết các BQL di tích tại các địa phương đều thực hiện tốt Quy chế hoạt động của BQL về thời gian họp định kỳ, nhằm nhắc nhở nhiệm vụ được phân công.

Được sự thống nhất chỉ đạo của Bộ VHTTDL, Sở VHTTDL tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh phối hợp đơn vị tư vấn (Phân viện Văn hóa, Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại TP.HCM) xây dựng hồ sơ “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” trình UNESCO đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Hiện nay, tổ chức UNESCO đang xem xét để tiến hành các bước tiếp theo theo quy định.

Theo ông Nguyễn Văn Hòa, ngoài những thành quả đạt được, thì hiện nay công tác bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa gặp một số khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt là thực trạng thiếu kinh phí bố trí cho việc trùng tu, tu bổ hệ thống di tích được xếp hạng là một trong những hạn chế, khó khăn lớn nhất. 

 XUÂN HƯỚNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top