Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Trộm báu vật văn hóa lịch sử

Thứ Tư 30/11/2022 | 10:50 GMT+7

VHO- Đối với Viện bảo tàng về người Celtic và người La Mã ở Manching, bang Bavaria của nước Đức, những đồng tiền vàng của người Celtic là những hiện vật quý giá nhất và là biểu tượng cho viện bảo tàng này. Mới rồi, kho báu gồm gần 500 đồng tiền vàng này, có niên đại cách đây mấy ngàn năm, bị lấy trộm. Cảnh sát chưa truy tìm ra thủ phạm bởi chưa biết thủ phạm đã dùng cách nào mà lấy trộm được những cổ vật ấy.

 Tháng 3.2017, kẻ trộm đột nhập vào Viện bảo tàng Bode ở Berlin (Đức) cuỗm đi đồng tiền vàng “Big Maple Leaf” giá trị 4 triệu USD

Vụ việc này gợi nhớ đến tình trạng trộm hiện vật trưng bày trong các viện bảo tàng ở nước Đức cũng như trên thế giới. Đối với văn hóa, nghệ thuật và lịch sử của quốc gia cũng như của thế giới, nạn trộm cắp này đã gây ra tổn hại vô cùng to lớn và trong không ít trường hợp không thể khắc phục được hoặc sau thời gian dài vẫn chưa tìm lại được.

Trước đấy, ở nước Đức đã xảy ra 2 vụ trộm báu vật thu hút sự chú ý của cả thế giới: Tháng 11.2019, kẻ trộm đột nhập qua cửa sổ vào nhà trưng bày trang sức ở Dresden lấy đi nhiều bộ trang sức độc bản có giá trị nhiều chục triệu Euro. Tháng 3.2017, kẻ trộm đột nhập vào Viện bảo tàng Bode ở Berlin cuỗm đi đồng tiền vàng “Big Maple Leaf” với giá trị 4 triệu USD. Tất cả những báu vật nói trên đều vẫn “mất tích” cho tới nay.

Ngược dòng thời gian thì sẽ thấy chuyện trộm cắp báu vật trong viện bảo tàng có “truyền thống” rất lâu đời. Nổi tiếng nhất có lẽ là vụ trộm bức họa Mona Lisa của danh họa Leonardo da Vinci năm 1911. Hai năm sau, bức họa này được tìm thấy lại nhờ ý thức của người buôn đồ nghệ thuật được mời chào mua bức họa. Bức họa “Jacques III de Gheyn” của danh họa Rembrandt bị lấy trộm tận những 4 lần vào các năm 1966, 1973, 1981 và 1986 và đều bị lấy đi từ một nơi duy nhất trưng bày nó là Dulwich Picture Gallery ở Anh. Bức họa này lập kỷ lục Guiness về tác phẩm nghệ thuật bị lấy trộm nhiều lần nhất.

Năm 1990, kẻ trộm trá hình là cảnh sát đi vào Viện bảo tàng Isabela Stewart Gardner cuỗm đi 13 bức họa vô giá của nhiều danh họa khác nhau. Tất cả những bức họa này cho tới nay vẫn hoàn toàn bặt vô âm tín. Tại nơi những bức họa bị lấy đi giờ chỉ còn là những cái khung ảnh nhắc nhở người tới viện bảo tàng này nhớ về sự tồn tại của chúng và thức tỉnh trách nhiệm của tất cả về tìm lại chúng.

Năm 1991, kẻ trộm náu trong nhà vệ sinh của Viện bảo tàng Van Gogh ở Amsterdam (Hà Lan) và rồi trong đêm đã lấy đi 20 bức họa quý giá. Rất may là sau đấy, cảnh sát đã truy lùng ra thủ phạm và thu hồi được những bức họa.

Hai bức họa nổi tiếng của danh họa Edvard Munch là “Tiếng thét” và “Madona” đã bị lấy trộm từ Viện bảo tàng Munch ở thủ đô Oslo của Na Uy hồi năm 2004. Hai kẻ cướp có trang bị vũ khí đã xông thẳng vào viện bảo tàng và lấy đi hai bức họa trước sự chứng kiến của nhiều khách thăm viện bảo tàng. Cuộc truy lùng và điều tra của cảnh sát đã tìm thấy hai bức họa, nhưng chúng đều bị tổn hại nghiêm trọng.

Năm 2008, những người có trang bị vũ khí đã lấy đi 4 bức họa của 4 danh họa nổi tiếng trị giá 180 triệu Frank Thuỵ Sỹ từ một viện bảo tàng ở thành phố Zurich. Về sau, cả bốn bức họa này đều xuất hiện trong một số cuộc giao dịch mua bán trực tuyến các tác phẩm nghệ thuật.

Để bảo vệ báu vật văn hóa, nghệ thuật và lịch sử, các viện bảo tàng và nhà trưng bày thường xuyên tăng cường lực lượng bảo vệ và nâng cấp hệ thống an ninh. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy kẻ trộm luôn có cách để lấy trộm báu vật. 

 HÀ THẮNG 

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top