Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Tin vui ùa về làng gốm cổ nhất Đông Nam Á

Thứ Năm 01/12/2022 | 11:34 GMT+7

VHO - Nghệ thuật làm gốm của người Chăm (nghệ thuận làm gốm Chăm Bàu Trúc tỉnh Ninh Thuận) vừa chính thức được Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17 của UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Gốm Chăm Bàu Trúc được giới thiệu tại phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17 của UNESCO 

Ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận cho biết: Với việc Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, là sự cố gắng không mệt mỏi của Bộ VHTTDL, UBND tỉnh Ninh Thuận, Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận và các Sở, ngành liên quan. Đây là niềm vui lớn và cũng là động lực để ngành VHTTDL Ninh Thuận nỗ lực cố gắng trong công tác bảo tồn phát huy giá trị di sản Nghệ thuật làm gốm Chăm trên địa bàn tỉnh.

Trước đó, Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Báo cáo kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên Hệ thống thông tin quản lý di sản văn hóa phi vật thể của Cục Di sản văn hóa. Các Sở và viện nghiên cứu thực hiện việc kiểm kê ở cấp tỉnh, thành phố và cấp quốc gia. Việc kiểm kê di sản thu hút sự tham gia của cộng đồng ở làng Chăm Bàu Trúc và Bình Đức, phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, Trung tâm Nghiên cứu và trưng bày văn hóa Chăm (tỉnh Ninh Thuận) vào việc khảo sát, kiểm kê, quay phim và chụp ảnh. Kết quả kiểm kê được cập nhật hàng năm, trước 31 tháng 10.

Đoàn công tác tỉnh Ninh Thuận tại phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17 của UNESCO

Nghề làm gốm Chăm hiện nay tập trung chủ yếu ở làng Chăm Bàu Trúc, làng Đức Bình tỉnh Ninh Thuận; một số rất ít người làm gốm Chăm rải rác ở tỉnh Bình Thuận. Trong đó, làng gốm Chăm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, Ninh Phước, Ninh Thuận) là nơi hội tụ các nghệ nhân gốm Chăm nhiều nhất; làng gốm này cũng là một trong những ngôi làng gốm cổ nhất Đông Nam Á, với trên 200 năm tuổi.

Bà Đàng Sanh Ái Chi, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước cho biết: Làng gốm Chăm Bàu Trúc có khoảng 400 hộ gia đình. Trong đó có trên 80% hộ gia đình vẫn tiếp tục theo nghề gốm. “Cách làm gốm Chăm Bàu Trúc rất độc đáo “làm bằng tay xoay bằng mông”, không có bàn xoay mà toàn bộ làm bằng tay nên mỗi sản phẩm là một tác phẩm riêng lẻ, không giống nhau. Điểm đặc biệt của nghề làm gốm ở Bàu Trúc đó chính là phương pháp làm gốm thủ công, mang tính nghệ thuật cao với sự tỉ mỉ, tinh tế trong từng chi tiết. Chỉ có đất ở cánh đồng bên dòng sông Quao (Ninh Thuận) thì mới làm các sản phẩm gốm bằng tay, còn đất chỗ khác thì rất khó thực hiện, và sản phẩm gốm làm ra không đạt như ý muốn”, bà Đàng Sanh Ái Chi nói.

Ở nhiều làng nghề khác, người làm gốm thường dùng các bàn xoay để nặn gốm. Tuy nhiên ở làng Bàu Trúc, các nghệ nhân gốm dùng chính đôi tay khéo léo của mình để tạo nên những sản phẩm. Hoa văn trên gốm Bàu Trúc là những đường chạm khắc mang đậm nét văn hóa Chăm Pa như là những hình sông nước, chấm vỏ sò, hoa văn móng tay,…Gốm Chăm Bàu Trúc có màu sắc vàng đỏ, đỏ hồng, đen  xám xen lẫn những vệt nâu đặc trưng, có tính “độc bản”. 

Nghề làm gốm Chăm và sản phẩm gốm Chăm Bàu Trúc được đông đảo du khách trong nước, quốc tế quan tâm đến tham quan tìm hiểu

Ông Bạch Văn Nguyên, Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước cho biết: Những năm gần đây, làng gốm Chăm Bàu Trúc đã thu hút một số lượng đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan. Sản phẩm gốm cũng được khách du lịch đặt mua nhiều, người làm gốm có đời sống tốt và được cải thiện nâng cao. Theo ông Bạch Văn Nguyên, để đảm bảo vùng nguyên liệu đất sét phục vụ cho làng gốm Bàu Trúc, UBND huyện đã quy hoạch cánh đồng đất sét 5 ha bên bờ sông Quao để bà con đến đây khai thác đất sét lâu dài.

XUÂN HƯỚNG

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top