Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Những luận điểm đột phá về xây dựng các hệ giá trị

Thứ Sáu 02/12/2022 | 10:57 GMT+7

VHO- Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới” vừa diễn ra đã để lại nhiều dư âm ấn tượng, khơi dậy khát vọng xây dựng những hệ giá trị tốt đẹp của quốc gia, dân tộc.

“Xây dựng bằng được các giá trị văn hóa của quốc gia, của con người Việt Nam”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói: “Mất người là mất chế độ”. Thực tiễn đó đặt ra một nhiệm vụ vừa cấp thiết, vừa chiến lược là phải khẩn trương, khoa học, từ tổng kết thực tiễn, xây dựng cho bằng được các giá trị văn hóa của quốc gia - dân tộc, của con người Việt Nam. Từ đó, định hướng đúng đắn cho sự lựa chọn, để đấu tranh với các khuynh hướng phản giá trị, lúng túng, bi quan, thờ ơ, dẫn tới lệch chuẩn, loạn chuẩn… đang tồn tại và có nguy cơ lan tràn trong thời kỳ quá độ hiện nay và những năm sắp tới. Đây cũng là vấn đề hệ trọng của quốc gia, đòi hỏi cấp bách, khách quan nhằm nuôi dưỡng, xây dựng và phát triển con người với những giá trị cao đẹp của dân tộc trong thời kỳ quá độ “vô cùng khó khăn và phức tạp” này.

Đứng ở góc độ khoa học, cần tập trung nghiên cứu, xác định nội hàm của các giá trị và triển khai xây dựng trong thực tiễn. Hết sức chú ý nghiên cứu đặc trưng của từng hệ giá trị, nội hàm của các hệ giá trị, đồng thời đặt 4 hệ giá trị này trong chuẩn mực chung và trở thành một thang giá trị có quan hệ bổ sung, biện chứng, đồng bộ với nhau. Thang giá trị cần được sắp xếp thành một hệ thống. Trong đó, hệ giá trị quốc gia là sự tổng hợp có tầm khái quát cao nhất, tiêu biểu và mang ý nghĩa đặc trưng của quốc gia - dân tộc được đúc kết từ lịch sử, truyền thống, từ thực tiễn và có giá trị định hướng tương lai. Hệ giá trị con người Việt Nam sẽ nhấn mạnh và xác định những phẩm chất, đặc tính bao trùm và căn cốt tạo nên bản sắc, sức mạnh nội sinh của con người Việt Nam. Chuẩn mực văn hóa là sự cụ thể hóa giá trị con người Việt Nam cho các đối tượng khác nhau, phù hợp với đặc trưng của từng đối tượng. Hệ giá trị gia đình Việt Nam như một thành tố cơ sở trong thang giá trị.

(GS.TS ĐINH XUÂN DŨNG)

Cần có một Nghị quyết chuyên đề về xây dựng và phát triển con người

Khi xây dựng, phát huy và phát triển hệ giá trị con người trong giai đoạn hiện nay cần lưu ý mấy điểm. Thứ nhất, từ trước đến nay, trong các tài liệu, kể cả văn kiện Đảng mấy nhiệm kỳ gần đây đều đã nhấn mạnh “điểm nghẽn” của sự phát triển đất nước nói chung và của tiến trình CNH-HĐH là nguồn nhân lực. “Nghẽn” về khơi dậy, khai thác, phát huy, phát triển hệ giá trị con người và hệ giá trị Việt Nam, là nội dung rất quyết định trong phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao, lại chưa được nghiên cứu, chưa được nhận thức và chưa được thể hiện thành chính sách, giải pháp cụ thể.

Thứ hai, tất cả các chủ trương chính sách về con người và về nguồn nhân lực, nhân lực cho đến nay vẫn chưa chú ý đến hệ giá trị con người và hệ giá trị Việt Nam, càng chưa chú ý trực tiếp đến khơi dậy, khai thác, phát huy, phát triển các hệ giá trị đó trong việc đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, phát triển bền vững. Thứ ba, hệ giá trị con người và hệ giá trị Việt Nam là một trong những nội dung cốt lõi nhất của xây dựng phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay. Các hệ giá trị đó đều trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra các sản phẩm có giá trị và có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trong thực tế, giá trị của các sản phẩm không thể không có sự tham gia của các hệ giá trị Việt Nam, nhất là hệ giá trị con người.

Thứ tư, trong hiện thực, chúng ta đang “khủng hoảng” hệ giá trị con người ở những mức độ khác nhau. Suy thoái về tư tưởng, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tư duy, của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong thời gian qua là minh chứng rõ ràng cho điều đó. Việc xác định, xây dựng và phát huy các hệ giá trị văn hóa, con người là rất cần kíp, rất quan trọng, rất có ý nghĩa đối với việc phòng chống tham ô, tham nhũng, tiêu cực hiện nay. Không xác lập rõ, không củng cố được và không phát huy được các hệ giá trị Việt Nam, nhất là hệ giá trị con người trong thực tế, chúng ta khó có thể đẩy lùi được tình trạng suy thoái nói trên.

Thứ năm, cá nhân, gia đình, nhà trường, xã hội là những chủ thể xã hội đặc biệt quan trọng trong việc hình thành hệ giá trị con người. Các chủ thể xã hội này có chức năng, vai trò đặc biệt, to lớn trong việc khơi dậy, trao truyền, bồi đắp, phát triển, tiếp biến và phát huy hệ giá trị con người, các hệ giá trị Việt từ thế hệ này qua thế hệ khác, từ cá nhân, cộng đồng này qua cá nhân, cộng đồng khác. Trong quá trình chuyển đổi của đất nước, đang xuất hiện sự “đứt gãy”, gián đoạn về giáo dục, trao truyền hệ giá trị con người giữa các thế hệ. Thứ sáu, Đảng ta đã ra nhiều Nghị quyết rất quan trọng, kịp thời, rất sát, rất đúng, rất trúng vào thực tiễn về nhiều vấn đề của đời sống xã hội trong các thời kỳ khác nhau, từ khi đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước.

Tuy nhiên, đến nay, chủ trương của Đảng xác định con người là mục tiêu, là động lực, là trung tâm của sự phát triển; CNH, HĐH và phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đều phải do con người, vì con người vẫn chưa được các chủ thể xã hội khác nhau thực hiện, coi trọng. Đảng ta cũng chưa có Nghị quyết riêng về xây dựng và phát triển con người, dù tất cả các Nghị quyết đều có nói về con người. Đã đến lúc cần có một Nghị quyết chuyên đề về xây dựng và phát triển con người với đầy đủ các nội dung phong phú về con người đối với phát triển bền vững đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, các hệ giá trị Việt Nam nói chung, hệ giá trị con người Việt Nam nói riêng, là những nội dung cơ bản không thể thiếu.

(PGS.TSKH LƯƠNG ĐÌNH HẢI)

THÚY HÀ - PHƯƠNG ANH (lược ghi)

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top