Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Đột phá để phát triển bền vững

Thứ Sáu 02/12/2022 | 11:04 GMT+7

VHO- Cần có lộ trình khôi phục, phát triển, tái cấu trúc các điểm đến du lịch, tái cấu trúc hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng; tái cấu trúc thị trường gửi và nhận khách để đón các đối tượng khách phù hợp.

Du lịch nội địa và quốc tế đang khôi phục khả quan nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức

Đó là ý kiến của một số đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học quốc tế chủ đề “Đổi mới và phát triển du lịch sau đại dịch Covid-19”, do Trường Đại học Khánh Hòa phối hợp với Trường Đại học Anh quốc Việt Nam tổ chức.

Các sản phẩm du lịch đặc trưng bị phá vỡ

PGS.TS Nguyễn Văn Sáu, nguyên Trưởng khoa Du lịch, Đại học Văn hóa Hà Nội nêu quan điểm: “Đến thời điểm này, dịch bệnh đã được kiểm soát tốt, kinh tế - xã hội đã và đang phục hồi, phát triển nhanh chóng, trong đó có kinh tế du lịch. Nhiều tiềm năng, nguồn lực du lịch được khai thác nhưng Du lịch Việt Nam cũng đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức lớn. Trong đó, các doanh nghiệp đang rất thiếu nguồn lực tài chính để khôi phục, mở rộng và phát triển các cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch ở các địa phương, các điểm đến du lịch. Sự biến động, dịch chuyển nguồn nhân lực du lịch, yêu cầu phát triển du lịch giai đoạn mới do đại dịch gây ra khiến các doanh nghiệp thiếu nhân lực cả đội ngũ nhân lực du lịch chất lượng cao cũng như lao động phổ thông trong ngành Du lịch”.

Ông Sáu đánh giá, việc phục hồi các thị trường du lịch truyền thống và sản phẩm du lịch chưa được như mong muốn, làm mất cân đối cơ cấu kinh tế trong du lịch. Thị trường khách quốc tế đến Việt Nam (inbound) và khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài (outbound) chậm khôi phục. Các sản phẩm du lịch đặc trưng của các địa phương và doanh nghiệp du lịch bị phá vỡ do đại dịch lại gặp sự quá tải do những biến động của sự phục hồi sau đại dịch…

Qua kết quả khảo sát thực tế tại Đà Nẵng và Quảng Nam, nhóm nghiên cứu ở Đại học Đông Á (Đà Nẵng) đánh giá tác động của đại dịch đối với các doanh nghiệp du lịch là rất lớn. Các doanh nghiệp đều đưa ra các dự đoán về mức độ phục hồi hoạt động du lịch trong năm 2022 và tương lai gần, trong đó 18,2% cho rằng bằng và mức cao hơn năm 2019, 45,5% cho rằng chỉ ở mức 60-80% và 36,4% ở mức dưới 60% so với trước đại dịch. Đồng thời đề xuất cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương cần tham mưu cho chính quyền các cấp ban hành hệthống các giải pháp để phát triển du lịch có tính an toàn hơn. Trong đó, chú ý đến nội dung ứng dụng công nghệthông tin, chuyển đổi số để có các dự báo, cảnh báo sớm và thống kê mức độ thiệt hại để có cơ sở dữ liệu đưa ra các quyết sách kịp thời...

Tính toán đưa ra giải pháp phát triển phù hợp

Ông Nguyễn Văn Sáu nhận định: “Với tình hình tái tạo du lịch hiện nay, việc khôi phục cơ sở hạ tầng du lịch; đổi mới, xây dựng lại đội ngũ nhân lực du lịch phù hợp; phát triển thị trường khách và phát triển du lịch thông minh là những việc quan trọng nhất, cần có sự quan tâm, đầu tư ngay”. Trong đó, điều quan trọng là phải tính toán tốc độ phục hồi du lịch (nội địa và quốc tế), đưa ra các kịch bản sát thực nhất để có kế hoạch phục hồi hệthống cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng phục vụ du lịch ở các địa phương. Các cơ quan quản lý nhà nước trên các lĩnh vực có liên quan như: Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch đầu tư; Bộ VHTTDL; hệthống tín dụng, ngân hàng… cần có những trao đổi trực tiếp với các tập đoàn, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thông qua các diễn đàn hành động để đưa ra những chính sách thích hợp về đầu tư tài chính, vay vốn, lãi suất ngân hàng, điều chỉnh hoãn giảm các loại thuế, phí có liên quan…

Bên cạnh đó một số ý kiến tại hội thảo cho rằng, cần có lộ trình khôi phục, phát triển, tái cấu trúc các điểm đến du lịch, tái cấu trúc hệthống sản phẩm du lịch đặc trưng; tái cấu trúc thị trường gửi và nhận khách để đón các đối tượng khách phù hợp. Trên cơ sở đó hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch tái cơ cấu các doanh nghiệp; bổ sung và phát triển trang thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ kinh doanh; nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế số hiện nay. Các địa phương cần xem xét, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn địa phương mình để điều chỉnh định hướng phát triển cho phù hợp. Tái cấu trúc kinh tế du lịch trong tổng thể cơ cấu kinh tế của các địa phương gắn với đường lối, cơ chế, chính sách… phù hợp với hoạt động du lịch để khắc phục hạn chế tình trạng tăng trưởng “nóng”, phá vỡ quy hoạch, gây ảnh hưởng đến việc bảo vệmôi trường ở các địa phương hiện nay.

Các doanh nghiệp du lịch cần rà soát lại đội ngũ nhân lực, tái cấu trúc các bộ phận. Các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch cần đánh giá lại nội dung chương trình đào tạo, thay đổi chương trình đào tạo chuyển sang chuyển đổi số trong đào tạo nhân lực để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế số. Việc tái tạo lại thị trường khách với thị trường khách inbound, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế cần xác định, tính toán lại các thị trường gửi khách truyền thống để bắt đầu đẩy mạnh lại công tác truyền thông phù hợp với thị hiếu, tâm lý. Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế cần thúc đẩy sự liên kết với các hãng lữ hành quốc tế gửi khách đến Việt Nam.

 NGUYỄN ANH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top