Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Cậy mình là “đại gia” chăng?

Thứ Sáu 02/12/2022 | 11:11 GMT+7

VHO- Mới đây báo chí phản ánh vụ một đại gia ở Quảng Ngãi xây dựng “biệt phủ” trên đất lúa không có giấy phép, buộc phải tháo dỡ. Có không ít câu chuyện tương tự khiến xung quanh đại gia và pháp luật có nhiều điều phải suy ngẫm. Trong xã hội ta, không biết từ lúc nào xuất hiện từ “đại gia” để chỉ những người rất nhiều tiền lắm của, và chắc hẳn kèm với nó là thế lực mạnh. Bây giờ nhiều người xuất hiện không phải với sự khiêm tốn hay e dè, mà họ cứ việc vênh vang trước bàn dân thiên hạ, xe hơi sang trọng, nhà cửa rực rỡ hào nhoáng khiến mọi người phải lác mắt.

 Có một “đại gia” nọ đổ đất san lấp ngay trên thửa đất lúa “bờ xôi ruộng mật” để xây dựng một salon auto sang trọng, ngay ở vị trí ngã ba trục lộ. Trong một dịp tình cờ người viết được một cán bộ tại tỉnh cho biết phần đất ấy chưa hề có chuyển đổi mục đích sử dụng, chưa cấp đất cho xây dựng. Như vậy cơ quan nhà nước địa phương không phải không biết, mà đã cố tình ngó lơ hoặc đã “bật đèn xanh”. Mảnh đất còn vướng một trụ quảng cáo bảng lớn, đại gia nọ bèn ngang nhiên hạxuống mà không cần biết chủ sở hữu tấm biển ấy là ai. Chủ sở hữu tấm biển quảng cáo khiếu nại, thế là cán bộ thanh tra vào cuộc…

Không có gì khó hiểu, khi các đại gia nghĩ rằng họ có thể vung tiền mua chuộc được cán bộ, công chức là người đại diện thực thi công quyền, thì họ nghĩ có thể đứng trên, đứng ngoài pháp luật là tất yếu. Nếu không có cán bộ tiếp tay, thì đại gia không thể làm như vậy. Cuối cùng vị đại gia ấy sớm chịu tháo dỡ công trình trái pháp luật nghĩ cũng còn đỡ. Có những trường hợp sự việc bị “cù nhầy”, họp lên hành xuống, không biết bao nhiêu cuộc, bao nhiêu người phải tốn thời gian cho sự vụ quấy quá, mà hao phí xã hội kiểu ấy ai phải chịu cũng không rõ.

Có địa phương khi gặp mặt các doanh nghiệp đã nói sẽ “cam kết” với các doanh nghiệp, rằng sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho đầu tư kinh doanh, và cán bộ công chức nào cản trở sẽ bị xử lý. Nhưng mặt khác, sao doanh nghiệp lại không “cam kết” với chính quyền rằng chính họ cũng phải kinh doanh đúng pháp luật? Mới đây có đại biểu Quốc hội phát biểu có nhiều doanh nghiệp giàu lên rất nhanh từ đất. Doanh nghiệp đã làm gì với đất mà giàu nhanh như vậy? Đất được xác định là sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý, vậy thì Nhà nước thu được bao nhiêu và dân hưởng lợi gì?

Không phủ nhận doanh nghiệp là thành phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhưng mọi người đều phải bình đẳng trước pháp luật, chấp hành pháp luật. Trong doanh nghiệp có không ít người tự vênh vang đại gia, đứng ngoài pháp luật, làm trái luật, và cán bộ tiếp tay cũng bị hệ lụy hầu tòa mà mới đây ta đã thấy nhiều trường hợp. Chỉ có điều họ có học được bài học nào ở đây hay không? 

CAO CHƯ

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top