Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Phát triển bền vững không gian biển gắn với kinh tế biển vùng Tây Nam Bộ

Thứ Bảy 03/12/2022 | 17:26 GMT+7

VHO- Ngày 3.12, tại Phú Quốc, UBND tỉnh Kiên Giang phối hợp với Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học phát triển bền vững không gian biển gắn với kinh tế biển vùng Tây Nam Bộ. Hội thảo đã nhận được 50 bài tham luận của các nhà khoa học, học giả, kiến trúc sư trong và ngoài nước gửi tham dự.

Một góc xã đảo Lại Sơn huyện Kiên Hải tỉnh Kiên Giang

Kiên Giang là tỉnh ven biển, với hơn 140 hòn đảo lớn, nhỏ và bờ biển dài hơn 200km, với định hướng phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế, phát triển đô thị biển mang đặc trưng của tỉnh, mở rộng phát triển không gian đô thị về biển đối với TP. Rạch Giá, Hà Tiên…

Trong đó, Phú Quốc là thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam, nằm trong vùng biển Tây Nam Bộ, cực Nam của Tổ quốc. Hòn đảo lớn nhất Việt Nam, diện tích tự nhiên rộng 589,923ha, dân số khoảng 179.480 người, gồm 09 đơn vị hành chính (02 phương Dương Đông, An Thới và 07 xã: Hàm Ninh, Dương Tơ, Gành Dầu, Bài Thơm, Của Dương Cửa Cạn và xã đảo Thổ Châu).

Ngoài ra, Phú Quốc có khoảng 150km bờ biển, chiều dài các bãi cát ven biển có khả năng phát triển du lịch (bãi tắm) khoảng 48,8km được phân bố tại 18 bãi tắm công cộng. Trong đó, không gian công cộng ven biển đã được quan tâm, đầu tư, xây dựng đã và đang trở thành hình ảnh đặc trưng của đảo ngọc.

Trong quá trình phát triển, Phú Quốc được Chính phủ phê duyệt "đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020" năm 2004 (Quyết định 178/2004/QĐ-TTg); quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc năm 2005 (Quyết định 1197 QĐ-TTg), điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc năm 2010 (Quyết định 633, QĐ-TTg). Điều chỉnh cục bộ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc lần 1 năm 2015 (quyết định 868/QĐ-TTg) và lần 2 năm 2021 (quyết định 486).

Việc quy hoạch không gian biển sẽ tạo động lực cho địa phương thiết lập phương án sử dụng không gian biển, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa biển; hình thành văn hóa sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển, xâm thực vùng ven biển; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng; ứng dụng khoa học mới, tiên tiến, hiện đại thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển của tỉnh.

Tỉnh Kiên Giang đang chú trọng đến vấn đề lấn biển để phát triển đô thị và các khu chức năng chuyên dụng tại TP Rạch Giá và TP. Hà Tiên, nhưng việc quy hoạch vẫn còn nhiều khoảng trống về pháp lý.  

Ông Lê Quốc Anh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nhấn mạnh: Quy hoạch không gian biển sẽ đảm bảo việc khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các tài nguyên biển và hải đảo trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế trên các vùng biển.

Đồng thời, ông mong muốn phát triển Kiên Giang và vùng Tây Nam Bộ bền vững, tăng trưởng xanh, là nơi đáng sống đối với người dân, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư, góp phần vào sự phát triển chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với mục tiêu, tầm nhìn, quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28.02.2022 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong khi đó, Tiến sĩ, Kiến trúc sư Phan Đăng Sơn, Chủ tịch Hội Kiên trúc sư Việt Nam cho rằng, việc phát triển đô thị biển, mà nổi trội là vấn đề lấn biển phải nói là nhờ nhiều yếu tố tổng hợp, trong đó có 3 yếu tố cốt lõi như: Thực hiện theo chủ trương đường lối của Đảng và hành lang pháp lý quốc gia, vận dụng linh hoạt, sáng tạo của các tỉnh, thành; Lựa chọn được những vị trí và xác định quy mô phù hợp với giai đoạn; Biết huy động tổng thể, hiệu quả và hài hòa kịp thời nguồn lực nhất là nguồn lực tài chính. 

Việc phát triển đô thị biển tại Kiên Giang hiện nay muốn thành công cần cập nhật và đáp ứng những nội dung như: nghiên cứu rút ra những nội dung cần tuân thủ thực hiện từ kinh nghiệm và thực tiễn trên thế giới và Việt Nam; cân đối hài hòa chức năng, hợp phần kinh tế và lợi ích cộng đồng cần tính toán toàn diện với tích hợp cụ thể, để tránh chồng chéo ngay trong tỉnh. Chú trọng đầu tư trọng điểm, mục tiêu không dàn trải; xác định thực sự các thế mạnh, để tập trung đầu tư đột phá. Đặc biệt, xác định rõ nguồn lực khai thác sử dụng để đáp ứng kịp, đủ, không bị thừa, Tiến sĩ, Kiến trúc sư, Phan Đăng Sơn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam nhấn mạnh.

Ông Hà Văn Thanh Khương - Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Kiên Giang cho rằng, việc quản lý không gian công cộng ven biển tại TP. Phú Quốc, cần phải tập chú trọng các chính sách như: Nguồn lực về cơ chế chính sách; nguồn vốn đầu tư; về trí lực; các điều kiện tự nhiên và các quy hoạch.

Tại Hội thảo cũng đã lắng nghe phần trình bày của các diễn giải quốc tế như: Kiến trúc sư Michael Powell, Công ty SOM phát triển bền vững hệ sinh thái đô thị biển; Các dự án phát triển mặt nước bền vững ở Singapore và các thành phố đạt giải khác của ông Larry Lye Hock Ng, Giám đốc Đăng bạ, Hội đồng Kiến trúc sư Singapore; Tái tạo không gian đô thị bền vững ven biển, ông Ishikawa Shuichi, Công ty Nihon Sekkei. Đặc biệt là các giải pháp của các kiến trúc sư nước ngoài giúp cho việc quy hoạch và phát triển bền vũng đô thị biển tại Việt Nam nói chung và Kiên Giang nói riêng trong thời gian tới.

THẾ HẠNH
 

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top