Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Sách lậu “bóp nghẹt” văn hóa đọc

Thứ Tư 07/12/2022 | 09:59 GMT+7

VHO- Tình trạng tàng trữ, mua bán sách lậu, xâm phạm bản quyền, nội dung vi phạm Luật Xuất bản… vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để khắc phục. Lợi dụng mạng xã hội, một số cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh phát hành không thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi tác giả, NXB và đơn vị liên kết, tác động tiêu cực đến sự phát triển chung của ngành xuất bản.

 Sách giả, sách lậu ngang nhiên rao bán trên các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử với giá thấp

 Vấn nạn “in lậu” xuất bản phẩm, chủ yếu là sản phẩm có giá bán lẻ cao, chi phí mua bản quyền lớn, sách “best seller”, các loại sách bổ trợ, sách giáo khoa... đã và đang gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tác giả, NXB và đơn vị liên kết. Để trục lợi, các đối tượng dùng nhiều chiêu trò, thủ đoạn, phương thức tinh vi để tiêu thụ xuất bản phẩm lậu, mà chủ yếu là tác động vào người tiêu dùng thông qua việc hạ giá bán bằng hình thức tăng % chiết khấu (từ 50%, thậm chí là 70-80% so với giá bán lẻ in trên xuất bản phẩm).

Ngành xuất bản kêu cứu

Đại diện NXB Chính trị Quốc gia Sự thật cho biết, hiện nay trên thị trường, nạn sách lậu, sách photocopy trái phép ngang nhiên tồn tại mà chưa có giải pháp đủ mạnh và đồng bộ để ngăn chặn triệt đểtận gốc. Nhiều đầu sách của đơn vị bị in lậu bằng công nghệ cao như các loại sách luật, sách giáo trình, tài liệu học tập nghị quyết, khiến người tiêu dùng khó có thể phân biệt thật, giả…

Đặc biệt, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự lan tỏa mạnh mẽ của truyền thông công nghệ số, xuất bản phẩm điện tử đã, đang và sẽ là xu hướng tiêu dùng mới, tiếp cận đến đa số các đối tượng độc giả. Tuy nhiên, đại diện NXB Trẻ cho biết, hiện nay, tình trạng sách giả đang xuất hiện khá nhiều trên thị trường và được bán công khai trên các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử. Nhiều xuất bản phẩm điện tử (audiobook, ebook) lậu xuất hiện tràn lan trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hàng trăm trang Facebook đang chạy quảng cáo phát hành sách giả kém chất lượng, nhiều bạn đọc đã trở thành nạn nhân của hành vi lừa đảo này. Tình trạng vi phạm trên đang “giết chết” sách thật của các NXB, không chỉ gây ảnh hưởng cho các đơn vị thực hiện kinh doanh xuất bản phẩm điện tử hợp pháp mà còn gây “bóp nghẹt” những đơn vị kinh doanh sách truyền thống (sách giấy) cũng như ảnh hưởng tới những độc giả chân chính. Ngoài ra, việc kinh doanh xuất bản phẩm điện tử lậu đã gây thiệt hại và ảnh hưởng trực tiếp đến chủ sở hữu quyền tác giả và tác giả. Mặc dù, pháp luật đã có những quy định cụ thể về những chế tài xử lý vi phạm đối với tình trạng này tại Luật Xuất bản và Nghị định số 159 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản, nhưng vấn nạn xuất bản phẩm điện tử lậu vẫn tồn tại và diễn biến ngày càng phức tạp.

Xây dựng chế tài mạnh để chặt đứt “mắt xích” sách lậu

Thực tế thời gian qua cho thấy, vấn nạn sách lậu thì nhiều mà công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm có lúc, có nơi còn chậm. Chế tài xử lý chưa đủ mạnh, chưa có tác dụng răn đe. Vẫn còn tình trạng các cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, giám sát phải kiêm nhiệm nhiều việc, chồng chéo chức năng, lực lượng cán bộ mỏng nên chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Chính vì vậy, nhiều đơn vị xuất bản đã chủ động tìm cách tự bảo vệ mình như sử dụng các loại tem thông minh, tem nhiệt, tem 7 màu... Bên cạnh đó, các NXB, đơn vị phát hành áp dụng tích hợp công nghệ để bảo vệ thị trường, kết nối các đơn vị làm sách - độc giả - đơn vị quản lý. Ngoài ra, một số NXB cũng tự tổ chức mạng lưới cộng tác viên để phát hiện, truy vết sách giả và báo cáo các cơ quan chuyên trách.

Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn trong khi quy mô sách giả trên thị trường quá lớn, họ chỉ có thể tập trung truy vết đối với một vài đầu sách bán chạy nhất. Vì vậy, NXB Trẻ kiến nghị Cục Xuất bản, In, Phát hành xem xét lại những quy định pháp luật có liên quan, tăng cường sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong việc xử lý triệt để tình trạng xuất bản phẩm điện tử lậu. Đề nghị cơ quan quản lý quốc gia về an ninh mạng nên có cơ chế lọc, xoá bỏ và phạt vi phạm đối với những trang web cố ý kinh doanh, cung cấp xuất bản phẩm điện tử lậu.

Đại diện Công ty cổ phần Văn hóa và Giáo dục Tân Việt đề nghị, cần quy định rõ việc sao chép, sản xuất các sản phẩm xuất bản để kinh doanh, trục lợi, thu lợi bất chính mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu sản phẩm là hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả và phải xử lý theo quy định của Luật Hình sự về sản xuất, buôn bán hàng giả.

Còn theo đại diện NXB Chính trị Quốc gia Sự thật thì cơ quan quản lý nhà nước phải có chế tài mạnh, triệt đểnhư tịch thu tang vật, rút giấy phép và cấm kinh doanh thì mới giải quyết được phần nào vấn nạn này. Còn nếu chỉ xử phạt vi phạm hành chính như đã và đang làm thì hiệu quả sẽ không cao, không giải quyết được tận gốc của vấn đề. Ngoài ra, việc ban hành văn bản pháp luật cần đồng bộ, tránh chồng chéo chức năng, gây khó khăn khi xử lý vi phạm.

Ở góc độ cơ quan quản lý, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Nguyễn Nguyên cho biết, trong thời gian tới, Cục chủ động phối hợp các cơ quan quản lý thông tin điện tử, an ninh mạng, công an… để triển khai các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn các trang web, mạng xã hội chào bán sách lậu, sách giả, vi phạm bản quyền; gỡ bỏ các trang này; đồng thời hướng dẫn tổ chức, cá nhân bị xâm hại bản quyền cung cấp đầy đủ chứng cứ, tài liệu để có đầy đủ cơ sở pháp lý đấu tranh, xử lý hành vi vi phạm bản quyền trên môi trường mạng. 

 THANH NGỌC

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
192021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top