Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

19 Tháng Ba 2024

Ưu tiên nguồn lực để bảo tồn, phát huy

Thứ Tư 07/12/2022 | 10:22 GMT+7

VHO- Thừa Thiên Huế từng là không gian một phần lãnh thổ của vương quốc Chăm Pa trong khoảng thế kỷ II đến đầu thế kỷ XIV. Hiện nơi đây đang “ôm trong lòng” nhiều dấu tích liên quan đến văn hóa Chăm Pa như các công trình đền, tháp, thành lũy, mộ, bia, giếng cổ… cùng nhiều hiện vật đã được kiểm kê, lập hồ sơ khoa học.

Hầu hết các di tích Chăm Pa trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã trải qua hàng ngàn năm biến thiên của lịch sử, chịu sự tác động của thiên nhiên khắc nghiệt nên đã trở thành phế tích.  

Chính vì thế cần thiết phải có sự ưu tiên tập trung nguồn lực để giữ gìn, bảo quản những gì còn lại đến hôm nay. Một chuyên gia về lịch sử nhận định, các hiện vật Chăm Pa hiện đang lưu lạc ở nhiều nơi, cả trong và ngoài nước, riêng tỉnh Thừa Thiên Huế cũng do nhiều tổ chức, cơ quan quản lý, bảo quản. Do đó cần phải tập hợp lại về một đầu mối, nhằm có các phương pháp khoa học để giữ gìn và đưa ra trưng bày, phục vụ khách tham quan. Cần tiếp tục lập hồ sơ để văn hóa Chăm Pa tại Thừa Thiên Huế trở thành di sản văn hóa quốc gia, đồng thời định hướng thành lập một không gian trưng bày riêng về nền văn hóa này.

Có thể nói, văn hóa Chăm Pa là một lớp trầm tích và là một trong những thành tố có vị trí khác biệt của bản sắc văn hóa Huế. Văn hóa Chăm Pa nơi đây khác với các địa phương từ Quảng Nam trở vào, bởi vùng đất Thuận Hóa xưa (Thừa Thiên Huế và Quảng Trị ngày nay) là món quà sính lễ để Vua Chế Mân cưới Công chúa Huyền Trân của nhà Trần. Đi liền với đất, người Chăm bản địa đã ở lại chung sống với người Việt mới di dân đến, hiện tượng sống cộng cư Việt - Chăm, dần tiến tới hôn nhân Việt - Chăm và Chăm - Việt đã tạo nên một sự dung hợp văn hóa. Chính vì thế, Thừa Thiên Huế không chỉ là sự tồn tại đa dạng về các di tích, di sản vật thể của nền văn hóa Chăm Pa mà nhiều yếu tố văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng, ẩm thực, ngôn ngữ, hoạt động sản xuất… cũng được tiếp nhận và phát triển phù hợp trong dòng chảy văn hóa cho đến tận ngày nay.

Các giá trị tiêu biểu của văn hóa Chăm Pa cùng sự đóng góp quan trọng trong việc tạo nên bản sắc văn hóa Huế đã được giới khoa học công nhận và thống nhất đề xuất cơ quan chức năng để thành lập Bảo tàng Văn hóa Chăm Pa, đồng thời xây dựng hồ sơ di tích quốc gia đối với thành Hóa Châu (huyện Quảng Điền). Cùng với đó, thời gian qua, ngành văn hóa và các địa phương cũng đã đánh giá, thống kê các di tích, dấu tích về văn hóa Chăm Pa, đồng thời từng bước số hóa các hiện vật, sưu tầm các giá trị văn hóa phi vật thể liên quan. Trước đó, ngành văn hóa cũng đã triển khai đề tài về thống kê và bản đồ hóa hệ thống di tích Chăm Pa tại Thừa Thiên Huế; đây là cơ sở dữ liệu nền để có thể tiến tới đưa vào hệ thống dữ liệu của tỉnh và quốc gia để khai thác, phát huy hiệu quả di tích.

Mong rằng trong thời gian tới, Chính phủ và các Bộ, ban, ngành sẽ có sự quan tâm đặc biệt để đầu tư, xây dựng những thiết chế để bảo tồn và khai thác những di sản văn hóa Chăm Pa một cách hiệu quả, qua đó làm giàu thêm kho tàng văn hóa đất nước, đồng thời góp phần nâng cao hưởng thụ văn hóa của người dân, tạo nên những địa chỉ hấp dẫn thu hút du khách khi đến với vùng đất Cố đô. 

SƠN THÙY

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
2021222324
25262728293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top