Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

28 Tháng Ba 2024

Hòa nhạc tài năng trẻ Là con gái để tỏa sáng

Thứ Sáu 09/12/2022 | 10:30 GMT+7

VHO-  Tiếp nối sự thành công của hai buổi hòa nhạc đã được tổ chức vào năm 2020 và 2021, Chương trình Hòa nhạc tài năng trẻ Là con gái để toả sáng năm 2022 do Quỹ dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) phối hợp với Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Việt Nam (VNSO) đã được tổ chức tại Học viện Âm nhạc Việt Nam (Hà Nội) tối ngày 10.12.

 Th trưng Trnh Th Thy ti s kin Là con gái đ ta sáng”

Chương trình có sự góp mặt của các nữ nghệ sĩ độc tấu trẻ tuổi, nhằm hướng đến nâng cao nhận thức cộng đồng, đề cao giá trị của phụ nữ và trẻ em gái trong xã hội, giải quyết vấn đề lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới, bạo lực giới tại Việt Nam. Đây cũng là hoạt động của UNFPA hưởng ứng Tháng hành động quốc gia vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực giới, cũng như Chiến dịch Toàn cầu 16 ngày đoàn kết hành động chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Bình đẳng giới ở Việt Nam đã được cải thiện trong những thập kỷ qua. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi đã được Quốc hội thông qua vào tháng 11 đã lồng ghép cách tiếp cận dựa trên quyền và lấy người bị bạo lực làm trung tâm trong các văn bản pháp luật của Việt Nam. Điều này phản ánh cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc chấm dứt bạo lực gia đình và lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới, như những thực hành có hại đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Theo nghiên cứu quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ do Bộ LĐ,TB&XH và Tổng cục Thống kê thực hiện, cứ 3 phụ nữ Việt Nam thì có gần 2 người bị một hoặc nhiều hình thức bạo lực trong đời và đang tiềm ẩn trong xã hội. Tuy nhiên, hơn 90% phụ nữ chưa bao giờ tìm kiếm bất kỳ dịch vụ hỗ trợ nào và hơn một nửa trong số họ chưa bao giờ nói với bất kỳ ai. Trong khi đó, lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới là vấn đề vẫn tồn tại dai dẳng ở Việt Nam, được xem là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất cân bằng tỉ số giới tính khi sinh (TSGTKS) ở nước ta. Hiện nay, TSGTKS ở Việt Nam nghiêng về nhiều bé trai hơn đã tăng nhanh và đạt 111,5 bé trai trên 100 bé gái vào năm 2019, so với TSGTKS “bình thường” về mặt sinh học là 105-106 bé trai trên 100 bé gái, dẫn đến thiếu hụt 45.900 trẻ em gái mỗi năm.

Bình đẳng giới ở Việt Nam đã được cải thiện trong những thập kỷ qua, và Luật Phòng, chống Bạo lực Gia đình sửa đổi đã được Quốc hội thông qua vào tháng 11 đã lồng ghép cách tiếp cận dựa trên quyền và lấy người bị bạo lực làm trung tâm trong các văn bản pháp luật của Việt Nam. Điều này phản ánh cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề bạo lực gia đình và lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới, như những thực hành có hại đối với phụ nữ và trẻ em gái. Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình cũng đã được Bộ VHTTDL ban hành và triển khai rộng rãi khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Cùng với sự vào cuộc của cơ quan quản lý nhà nước, rất mong các tổ chức xã hội, người dân cần góp sức để khắc phục những mặt tiêu cực như bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới. Hãy để sức mạnh của âm nhạc gắn kết tất cả chúng ta lại với nhau, hướng tới sự phát triển toàn diện, công bằng và bền vững tại Việt Nam

(Vụ trưởng Vụ Gia đình, TS Trần Tuyết Ánh)

 

 

Q.HOA

Print
Tags:

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top