Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Trại giam Phú Quốc

Thứ Sáu 09/12/2022 | 00:12 GMT+7

VHO-HĐND tỉnh Kiên Giang đã ban hành Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Trại giam Phú Quốc tại phường An Thới, thành phố Phú Quốc.

Tham quan Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Trại giam Phú Quốc

Dự án với tổng mức đầu tư 50 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025; tu bổ, tôn tạo các hạng mục phân khu giam B2, các điểm di tích khu tượng đài Đồi Sim, Nghĩa trang tù binh, nhà thờ Kiến Văn trong khu di tích.

Dự án nhằm khôi phục, tu bổ một số điểm di tích ghi dấu các sự kiện quan trọng, giữ gìn chứng tích lịch sử là nơi trưng bày hiện vật liên quan đến Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Trại giam Phú Quốc. Qua đó, góp phần để công tác nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và trưng bày các hình ảnh, tài liệu có liên quan, tôn vinh lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng bất khuất cho các thế hệ.

Từ năm 1953, Pháp đã cho xây dựng nhà tù ở đảo Phú Quốc - vị trí nay thuộc thị trấn An Thới. Nhà tù này tồn tại từ tháng 6.1953 đến tháng 7.1954. Trong thời gian trên, Pháp đã giam giữ đến 14 nghìn tù binh. Đến cuối năm 1955, Việt Nam Cộng hòa xây dựng một trại giam ở địa điểm Căng Cây Dừa cũ, với diện tích rộng 4 ha, đặt tên là Trại huấn chính Cây Dừa, còn gọi là Nhà lao Cây Dừa. Trại giam tù binh những chiến sĩ trung kiên của Đảng được lập trên cơ sở Trại huấn chính Cây Dừa, diện tích phân bố từ dốc Cô Sáu kéo dài đến Cầu Sấu khoảng 3,5km, được chia ra làm 12 phân khu giam giữ và khu Bộ chỉ huy Trại giam. 

Trại giam Phú Quốc được mệnh danh là "địa ngục trần gian" là bằng chứng về tội ác dã man, tàn bạo với hơn 45 kiểu tra tấn dã man của Mỹ - Ngụy. Trong thời gian tồn tại chưa đầy 6 năm (từ tháng 6.1967 đến tháng 3.1973), địch đã giam giữ 40.000 lượt tù binh, chủ yếu là cán bộ, chiến sĩ thuộc các lực lượng vũ trang, ngoài ra còn có cán bộ dân chính đảng và dân thường. Số lượng tù binh bị nhồi nhét trong các phòng giam lúc cao điểm từ 120 - 180 người; khoảng 4.000 tù binh bị giết hại, hàng chục nghìn người bị thương tật, tàn phế. Bộ máy điều hành, quản lý của địch ở Trại giam Phú Quốc có khoảng 2.000 nhân viên và sĩ quan, gồm cả hải quân, lục quân, không quân...

Tái hiện "địa ngục trần gian" Trại giam Phú Quốc

Di tích Nhà tù Phú Quốc được công nhận là di tích quốc gia theo Quyết định số 1430-QĐ/BT ngày 12.10.1993 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Thông tin (nay  là  Bộ  VHTTDL); nâng lên Di tích quốc gia đặc biệt và đổi tên thành Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Trại giam Phú Quốc theo Quyết định số 2408/QĐ-TTg ngày 31.12.2014 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay khu di tích còn bảo tồn được 5 điểm di tích gốc là: Nghĩa trang tù binh, nhà thờ Kiến Văn, cổng tiểu đoàn 7 và 8 quân cảnh, khu B2, khu nhà Bộ chỉ huy Trại giam và 1 điểm di tích tôn tạo tượng đài Đồi Sim. Tất cả 6 điểm di tích này đã được khoanh vùng bảo vệ, với diện tích 8,5 ha. 

HÙNG ANH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top