Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Xây dựng thương hiệu “Hoàng mai Huế”

Thứ Tư 11/01/2023 | 10:32 GMT+7

VHO- Từ nay đến 19.1, Lễ hội Hoàng mai Huế lần đầu tiên được tổ chức, quy tụ nhiều tác phẩm đẹp, công phu trong nghệ thuật chăm sóc và tạo hình Hoàng mai. Lễ hội nhằm tôn vinh, quảng bá và lan tỏa những giá trị về văn hóa, nghệ thuật của người Huế và thương hiệu “Hoàng mai Huế” trong dịp Tết đến xuân về.

Mai vàng trong khuôn viên di tích Thế Miếu, Đại Nội Huế

 Mai vàng là loại hoa nổi tiếng của Việt Nam, thường hiện diện trong mỗi dịp Tết truyền thống. Đối với Thừa Thiên Huế, mai vàng có nguồn gen bản địa đặc hữu thường được gọi là Hoàng mai Huế, được trồng từ lâu đời ở cung đình, phủ đệ, dinh thự, sân đình, cửa chùa, sân nhà dân... tạo nên vẻ đẹp sang trọng, trở thành một biểu tượng sắc xuân của thiên nhiên và con người Huế, gắn liền với đời sống thường nhật của Huế.

Thời gian qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp, định hướng với quyết tâm khôi phục và phát triển Hoàng mai Huế. Điển hình là phong trào “Mai vàng trước ngõ” đã được các cơ quan công sở, trường học, nhà dân hưởng ứng; xây dựng những con đường mai vàng ở phía trước khu di sản Hoàng Cung Huế; cải tạo, nâng cấp vườn mai ở dọc đường Lê Duẩn; trồng mai ở làng cổ Phước Tích… Qua đó, đã góp phần tạo không gian cảnh quan và điểm nhấn từ trung tâm thành phố Huế và cho đến các vùng ngoại ô, nông thôn mỗi độ vào xuân. Tỉnh cũng hướng đến xây dựng xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở mai vàng của Việt Nam. Điều này cũng nhận được sự đồng hành, hưởng ứng tích cực của người dân, nhiều vườn mai vàng được quy hoạch, trồng đúng giống mai vàng Huế và bước đầu đã đem lại kết quả tích cực.

 Người dân tham quan không gian trưng bày Hoàng mai tại khu di sản Huế

Trong dịp đón Tết Quý Mão này, Trung tâm Festival Huế phối hợp với Hội Hoàng mai Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Trung tâm Công viên cây xanh Huế tổ chức lễ hội Hoàng mai Huế lần thứ nhất. Lễ hội diễn ra từ ngày 9.1 đến 19.1 (tức từ 18 đến 28 tháng Chạp), tại Công viên Thương Bạc ven bờ Bắc sông Hương thơ mộng. Những tác phẩm Hoàng mai mang đến trưng bày, triển lãm là những tác phẩm tinh túy, đặc sắc nhất của mỗi nghệ nhân; phải đang thời kỳ đẹp nhất, hoa tươi, nở đúng dịp tranh tài, không bị héo rũ,... cây có gốc rễ chắc chắn, tổng quát cây dáng thế hài hòa. Lễ hội không chỉ có sự góp mặt của các nghệ nhân, tổ chức, nhà vườn trồng Hoàng mai trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn sự tham gia của các nghệ nhân, tổ chức đến từ các tỉnh, thành trong cả nước có phong trào trồng Hoàng mai phát triển mạnh.

Theo ông Huỳnh Tiến Đạt, Giám đốc Trung tâm Festival Huế, chuỗi hoạt động của lễ hội Hoàng mai là sân chơi ý nghĩa giúp khôi phục, phát triển truyền thống trồng mai, chơi mai cảnh của người dân gắn với mô hình “Huế - thành phố bốn mùa hoa”. Đồng thời, bảo tồn, lưu giữ, phát triển và hướng đến tạo ra sản phẩm thương mại giống cây Hoàng mai Huế ở trong và ngoài nước; cũng như nâng cao vị thế của Hoàng mai trong dịp Tết cổ truyền, tạo tiền đề tổ chức định kỳ Lễ hội Hoàng mai trong những năm tiếp theo. Ông Trương Tuấn Anh, Chủ tịch Hội Hoàng mai Huế, nói rằng đã đến lúc cần đánh giá và phát triển Hoàng mai Huế theo hướng ngành kinh tế cho địa phương. Chính vì thế Lễ hội Hoàng mai Huế lần thứ I - năm 2023 không chỉ dừng lại là một lễ hội thuần túy, mà qua đó còn khẳng định giá trị, xây dựng thương hiệu xứ sở mai vàng. Hoàng mai là loại cây rất đặc trưng, vì vậy lễ hội là bước “khởi động” để nhân rộng mô hình để khai thác Hoàng mai theo hướng kinh tế tốt hơn. 

THÙY AN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top