Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Sống trong không gian "Cung đình ngày xuân"

Thứ Bảy 14/01/2023 | 21:58 GMT+7

VHO- Ngày 14.1.2023 (tức ngày 23 tháng Chạp), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội ra mắt không gian trưng bày “Cung đình ngày xuân” trong khuôn khổ chương trình Tết Việt 2023 tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Không gian trưng bày ngay khi ra mắt đã thu hút đông đảo khách tham quan.

 Không gian trưng bày giới thiệu về nghi lễ Chính đán thời Lê với lễ thiết triều đầu năm, thể hiện mong muốn một năm mới quốc thái, dân cường. Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội Nguyễn Thanh Quang cho biết, Tết Nguyên đán là lễ tiết quan trọng, đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới của người Việt và các nước Đông Á. Đặc biệt, Tết trong cung đình còn mang vẻ độc đáo của sự tôn nghiêm và quyền lực. Một trong những nghi lễ đầu tiên quan trọng nhất trong Tết Nguyên đán là lễ Chính đán - một nghi lễ triều hội của triều Lê, tổ chức vào ngày mùng 1 Tết với nghi thức thiết Đại triều ở điện Kính Thiên.

Lễ Chính đán được tổ chức với nghi lễ trang nghiêm thể hiện mong muốn phồn thịnh của quốc gia, trường tồn của dân tộc, tạo ra một không khí đầu xuân, một sự khởi đầu mới với niềm hy vọng mang những dự báo tốt đẹp cho năm mới.

“Việc giới thiệu trưng bày tới đông đảo công chúng và du khách của trung tâm nhằm quảng bá những giá trị văn hóa của Khu di sản Hoàng thành, trong đó có giá trị văn hóa cung đình Thăng Long xưa”, ông Nguyễn Thanh Quang nhấn mạnh.

Nghi lễ Chính đán được diễn giải với 3 phương thức, gồm: Hệ thống tranh vẽ phỏng dựng nghi lễ Chính đán trong cung đình Thăng Long thời Lê; không gian phỏng dựng nghi thức các quan dâng biểu chúc mừng nhà vua năm mới thêm hưởng phúc lành, sống lâu muôn tuổi; giới thiệu nghi thức ban thưởng tiền xuân thông qua bộ sưu tập tiền thưởng cổ thời Cảnh Hưng của nhà sưu tầm Đức Long.

Chương trình Tết Việt 2023 tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long còn có không gian trưng bày hoa, cây cảnh, với những cây hoa đặc trưng của mùa xuân, như: Đào, cúc, lan, thược dược, đỗ quyên. Không gian trưng bày Tết Nguyên đán truyền thống giới thiệu những vật phẩm Tết chào đón năm mới an khang, thịnh vượng; thú chơi tranh Tết, một phong tục cổ truyền trong dịp Tết của người Việt với sự hiện diện của các dòng tranh dân gian truyền thống Hàng Trống, Kim Hoàng, Đông Hồ; phong tục thờ cúng vào ngày Tết của người Việt mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như treo câu đối, đốt pháo Tết, xin chữ đầu năm, mừng tuổi...

Khu di sản Hoàng Thành Thăng Long mở cửa phục vụ khách tham quan trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 (trừ 3 ngày 29, 30 tháng Chạp và mùng 1 Tết); từ mùng 2- 5 Tết có chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian múa rối nước, rối cạn...

PHƯƠNG MAI

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top