Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Mở đường và dẫn đạo

Thứ Năm 26/01/2023 | 08:30 GMT+7

VHO- Những định hướng lớn của cuộc vận động văn hóa Việt Nam được Đề cương đúc kết trong ba nguyên tắc chính: Dân tộc hóa, Khoa học hóa Đại chúng hóa.

Với nguyên tắc “Đại chúng hóa”, Đảng ta đã thực hiện thành công phong trào Bình dân học vụ, chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ, nâng cao dân trí, phát triển một nền văn hóa, nghệ thuật hướng tới quảng đại quần chúng Ảnh: Tư liệu

“Dân tộc hóa là nhằm chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa, khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập. Đây rõ ràng là một nguyên tắc tiến bộ, quan trọng để văn hóa Việt Nam trở nên tự chủ, độc lập trước sự đồng hóa của văn hóa Trung Hoa, sự “khai hóa văn minh” của thực dân Pháp và “chính sách Đại Đông Á” của phát xít Nhật.

“Đại chúng hóa là nhằm chống mọi chủ trương, hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa rời quần chúng. Đây cũng là một chủ trương tiến bộ, nhân văn, có tính bước ngoặt đối với văn hóa Việt Nam. Nền giáo dục phong kiến Nho học trước đó và sau này là Tây học đã khiến văn hóa Việt Nam mang tính đẳng cấp rõ rệt, chỉ dành cho thiểu số có đặc quyền, đặc lợi trong xã hội, còn đại đa số nông dân, thợ thuyền là mù chữ, không được học hành.

“Khoa học hóa là nhằm chống lại tất cả những gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ. Tại thời điểm đó, chủ trương này là vô cùng đúng đắn và cần kíp để nâng cao dân trí, loại bỏ những biểu hiện cổ hủ, lạc hậu trong văn hóa dân tộc.

Ở thời điểm những năm 40 của thế kỷ trước, vào “đêm trước” của cuộc cách mạng cam go, những luận điểm của Đề cương thật kịp thời và sáng suốt, đáp ứng khát khao của triệu triệu quần chúng đang rên xiết trong cuộc sống bần hàn và đói nghèo của giai cấp cần lao, hoặc vô nghĩa và nghẹt thở vì thiếu tự do của giới trí thức, nhân sĩ yêu nước. Chính vì vậy, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đã thành công rực rỡ, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một nhà nước thật sự tiến bộ so với những nhà nước trước đó trong lịch sử Việt Nam.

Trong bối cảnh hiện nay, nhiều nội dung, luận điểm của bản Đề cương vẫn giữ nguyên giá trị, được tiếp tục kế thừa và vận dụng trong công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, trong suốt 80 năm triển khai, Đảng ta cũng luôn có sự điều chỉnh, mở rộng, phát triển bản Đề cương một cách sáng tạo, phù hợp với thực tiễn và bước đi của thời đại. Bản thân bản Đề cương cũng không có tham vọng làm một thứ “bảo bối” bất di bất dịch, thể hiện qua các diễn đạt như: “Ba nguyên tắc vận động trong giai đoạn này”, hai “ức thuyết” về tiền đồ văn hóa Việt Nam, “những phương pháp cải cách đề ra bây giờ chỉ là dọn đường cho cuộc cách mạng triệt để mai sau”...

Trong bối cảnh lịch sử thời kỳ đó, việc đề cao nguyên tắc Đại chúng hóa” là vô cùng cần thiết và xác đáng. Nhờ đó, chúng ta thực hiện thành công phong trào Bình dân học vụ, chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ, nâng cao dân trí, phát triển một nền văn hóa, nghệ thuật hướng tới quảng đại quần chúng. Tuy nhiên đến nay, Đảng ta cũng chú trọng xây dựng văn hóa tinh hoa, văn hóa bác học, văn hóa đỉnh cao để tạo dựng một nền học thuật, tư tưởng, văn chương, nghệ thuật ưu tú, đạt tới mặt bằng chung của nhân loại.

Hiện tại, bên cạnh việc đẩy mạnhKhoa học hóa”, chống lại những gì trái khoa học, phản tiến bộ, sàng lọc những “đồi phong bại tục” cổ hủ, lạc hậu, chúng ta cũng “gạn đục khơi trong”, phát huy những thuần phong mỹ tục, tìm về “cổ học tinh hoa”, khai thác những giá trị tốt đẹp của văn hóa tâm linh, khắc phục những biểu hiện thái quá trong chống mê tín dị đoan, phá bỏ đình chùa, tôn trọng tự do tôn giáo, tín ngưỡng...

Bản Đề cương cũng còn một số luận điểm khác đã được Đảng ta nhìn nhận lại để khắc phục những gì không còn phù hợp, tiếp tục làm mới, phát triển trong các chủ trương, Nghị quyết về văn hóa sau này như: Cách phân kỳ lịch sử văn hóa Việt Nam; Phạm vi của vấn đề văn hóa; Vấn đề cách mạng văn hóa...

Đến hôm nay, không ai có thể phủ nhận giá trị lịch sử lớn lao của bản Đề cương cũng như vai trò mở đường, đặt nền móng về lý luận và thực tiễn cho sự phát triển của văn hóa dân tộc. Tinh thần chung nhất của bản Đề cương vẫn là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt các văn kiện sau này của Đảng về văn hóa, văn nghệ, góp phần định hướng và dẫn đạo nền văn hóa Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới.

Cách đây 80 năm, bản “Đề cương về văn hóa Việt Nam” do Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo đã được thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương ở Võng La, Đông Anh, Phúc Yên vào tháng 2 năm 1943. Bản “Đề cương” đã đáp ứng nhu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam khi đó, đặt nền móng về lý luận và thực tiễn, định hướng lâu dài cho sự phát triển của văn hóa dân tộc.

GS.TS TỪ THỊ LOAN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
3031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top