Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Thủ tướng: Chú trọng quy hoạch, đầu tư các thiết chế văn hóa, công trình văn hóa tiêu biểu

Chủ Nhật 12/02/2023 | 13:30 GMT+7

VHO - Về nhiệm vụ phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao đời sống nhân dân Vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "văn hóa soi đường cho quốc dân đi", "văn hóa còn thì dân tộc còn". Cần phát triển văn hóa ngang tầm với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội; khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, sức sáng tạo, khát vọng phát triển phồn vinh. Chú trọng quy hoạch, đầu tư các thiết chế văn hóa, công trình văn hóa tiêu biểu…

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Sáng 12.2, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23.11.2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư Vùng với chủ đề "Liên kết phát triển - Đổi mới sáng tạo - Xanh và Bền vững".

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ đây là Hội nghị "3 trong 1": Triển lãm thành tựu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và giới thiệu nông sản đặc trưng của Vùng; công bố Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị; xúc tiến đầu tư Vùng Đồng bằng sông Hồng.

Đây cũng là hội nghị cuối cùng triển khai các nghị quyết của Bộ Chính trị về 6 vùng KT-XH trên cả nước, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là "nhất hô bá ứng, tiền  hộ hậu ủng, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt".

Chính phủ đang tiếp tục thực hiện các công việc tiếp theo như xây dựng, kiện toàn các hội đồng vùng và cơ chế hoạt động, cơ chế, chính sách, quy hoạch… để phát triển các vùng. Thủ tướng nhấn mạnh điều này đòi hỏi Chính phủ, các bộ ngành, địa phương cùng chung tay làm, khẩn trương, quyết liệt, sát thực tế, khả thi và hiệu quả.

Thủ tướng đề nghị các bộ ngành và đặc biệt là các địa phương trong vùng nghiêm túc quán triệt 5 quan điểm phát triển Vùng Đồng bằng sông Hồng trong Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị. Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm: "Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, bền vững Vùng đồng bằng sông Hồng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước".

Thủ tướng: Cần phát triển văn hóa ngang tầm với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội

Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu quán triệt, thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển Vùng theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Trong đó, cần đặc biệt quan tâm tập trung một số lĩnh vực gồm hạ tầng chiến lược kết nối (gồm hạ tầng cứng và mềm, hạ tầng giao thông, văn hóa, giáo dục, y tế…), chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, bảo vệ môi trường.

Phản ứng chính sách nhanh, kịp thời, hiệu quả trên cơ sở bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, lựa chọn ưu tiên phù hợp, triển khai công việc có trọng tâm, trọng điểm; làm đến đâu chắc đến đó, việc nào dứt việc đó.

Phát huy mạnh mẽ các nguồn lực cả công và tư; kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài, trong đó nguồn lực bên trong là cơ bản, lâu dài, chiến lược, quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng, đột phá, thường xuyên. Tự lực, tự cường đi lên từ bàn tay, khối óc, mảnh đất, khung trời, cửa biển của mình, không trông chờ, ỷ lại.

Tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.

Xây dựng hệ thống cơ quan hành chính đoàn kết, thống nhất, liêm chính, dân chủ; hành động thiết thực, hiệu lực, hiệu quả, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Chương trình hành động của Chính phủ đã cụ thể hóa Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị, đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển vùng, bảo đảm phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của Vùng. Thủ tướng nghị lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương trong Vùng chỉ đạo nghiên cứu kỹ, xác định rõ lộ trình, bước đi phù hợp, với cách tiếp cận tổng thể, cách làm, tư duy mới, triển khai các giải pháp cụ thể, thiết thực, hiệu quả, tổ chức thực hiện khoa học, hợp lý để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, theo tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Cả nước Vì Đồng bằng sông Hồng; Đồng bằng sông Hồng vươn lên cùng cả nước và vì cả nước".

Nhấn mạnh 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, Thủ tướng giao các bộ, ngành liên quan và 11 địa phương trong Vùng khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ.

Thứ hai, tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định pháp lý, cơ chế, chính sách liên kết vùng đồng bộ, nhất quán, hiệu quả. Làm tốt công tác quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 để điều phối, quản lý thống nhất, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả và phát triển bền vững; sớm hoàn thành Quy hoạch Vùng trong năm 2023.

Trước đó, sáng cùng ngày, Thủ tướng cắt băng khai mạc và tham quan Triển lãm ảnh “Vùng đồng bằng sông Hồng: Liên kết phát triển - Đổi mới sáng tạo - Xanh và Bền vững” do Bộ KH&ĐT phối hợp Bộ VHTTDL tổ chức

Thứ ba, đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế biển. Cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ cao, ứng dụng nền tảng số, thân thiện với môi trường. Phân bố không gian công nghiệp hợp lý theo các hành lang kinh tế; hành lang công nghiệp, gắn với các cảng biển, các tuyến cao tốc, tuyến quốc lộ kết nối với các vùng lân cận.

Phát triển nông nghiệp hiệu quả cao, bền vững, sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Hình thành các cụm liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản gắn với doanh nghiệp, hợp tác xã.

Đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng. Phát triển các ngành dịch vụ, thương mại theo hướng hiện đại, đa dạng, trọng tâm là phát triển thương mại, logistics, du lịch, tài chính - ngân hàng, các trung tâm du lịch tầm khu vực và quốc tế, trên cơ sở phát huy bản sắc độc đáo riêng có; gắn phát triển làng nghề truyền thống với phát triển du lịch.

Phát triển mạnh kinh tế biển theo hướng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái biển kết hợp với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Phát huy vai trò động lực của các khu kinh tế ven biển gắn với đô thị ven biển, trung tâm du lịch, dịch vụ logistics.

Thứ tư, về phát triển hệ thống đô thị và kết cấu hạ tầng KT-XH, Thủ tướng yêu cầu phát triển hệ thống đô thị hiện đại, thông minh, bền vững, theo mạng lưới và thích ứng với biến đổi khí hậu. Hình thành các chuỗi đô thị, chuỗi đô thị thuộc các hành lang kinh tế gắn với phát triển công nghiệp, dịch vụ logistics.

Ưu tiên nguồn lực xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối nội vùng, liên vùng và quốc tế; phát triển vận tải đa phương thức. Đầu tư, nâng cấp các tuyến cao tốc, quốc lộ, đường sắt tốc độ cao, đường sắt kết nối nội vùng, cảng biển; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, nâng cao hiệu quả khai thác đường thủy nội địa, cảng hàng không, cảng biển quốc tế.

Thứ năm, về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, Thủ tướng yêu cầu phát triển vùng trở thành trung tâm khoa học - công nghệ (KHCN) gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số hàng đầu của cả nước. Đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực KHCN. Khuyến khích doanh nghiệp liên kết, đầu tư, phát triển KHCN.

Xây dựng và phát triển các khu, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo, khu công nghệ cao. Nghiên cứu xây dựng Trung tâm Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo Vùng. Phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Vùng. Thủ tướng lưu ý Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương bàn giao Khu công nghệ cao Hòa Lạc về thành phố Hà Nội, đồng thời Bộ phát huy vai trò kiến tạo để đất nước có thêm nhiều khu công nghệ cao khác.

Tập trung nâng cao các chỉ số về cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh, chuyển đổi số (PAPI, PAR Index, PCI, ICT…)

Thứ sáu, Thủ tướng yêu cầu phát huy vai trò là trung tâm hàng đầu cả nước về giáo dục, đào tạo, phát triển nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đẩy mạnh xã hội hóa và tự chủ đại học. Tăng cường nguồn lực đầu tư cho đào tạo nghề. Phát triển thị trường lao động hiện đại, hội nhập, hiệu quả; tăng cường kết nối cung cầu lao động nội vùng, liên vùng.

Thứ bảy, về phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, Thủ tướng nhấn mạnh "văn hóa soi đường cho quốc dân đi", "văn hóa còn thì dân tộc còn". Cần phát triển văn hóa ngang tầm với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội; khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, sức sáng tạo, khát vọng phát triển phồn vinh. Phát triển các sản phẩm, dịch vụ gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản, bản sắc văn hóa. Chú trọng quy hoạch, đầu tư các thiết chế văn hóa, công trình văn hóa tiêu biểu. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; triển khai hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Thứ tám, Thủ tướng yêu cầu sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đất đai, nước. Đẩy mạnh liên kết trong bảo tồn, khai thác sử dụng tài nguyên, đa dạng sinh học; tăng cường kiểm soát chặt chẽ chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Tăng cường công tác phối hợp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, xử lý rác thải, chất thải, nước thải gắn với thích ứng biển đổi khí hậu và nước biển dâng.

Thứ chín, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, Thủ tướng đề nghị thực hiện tốt các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo, không để bị động, bất ngờ. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; tăng cường trấn áp các loại tội phạm. Chủ động ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống. Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa chính trị, đa dạng hóa đối tác; khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, nâng cao hiệu quả hợp tác phát triển và giao lưu quốc tế, nhất là đối với các thị trường lớn, tiềm năng.

Thứ mười, về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu giữ vững đoàn kết, thống nhất, huy động sức mạnh tổng hợp; xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp bảo đảm chất lượng, số lượng, cơ cấu hợp lý, có chuyển giao, kế thừa. Không ngừng củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc, góp phần bảo đảm "phên dậu" về quốc phòng, an ninh. Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

TÙNG QUANG; ảnh: NHẬT BẮC

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top