Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Ngành In xuất hiện những “điểm sáng”

Thứ Sáu 17/02/2023 | 23:09 GMT+7

VHO- Theo báo cáo tại Hội nghị Tổng kết hoạt động in năm 2022 và triển khai công tác ngành In năm 2023 diễn ra tại TP.HCM vào chiều ngày 17.2, số lượng cơ sở in năm 2022 tăng 3,2% và doanh thu toàn ngành đạt 93.000 tỉ đồng, tăng 9% so với năm 2021. Những con số này minh chứng cho tín hiệu khả quan của ngành In sau đại dịch.

Ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành khái quát toàn cảnh ngành In năm vừa qua

Khái quát tình hình hoạt động ngành In năm 2022, ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành cho biết mặc dù 2022 là một năm đầy khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và đối với các doanh nghiệp ngành In nói riêng, do ảnh hưởng của chuỗi cung ứng sản phẩm hàng hóa công nghiệp toàn cầu, nhưng các doanh nghiệp ngành In Việt Nam đã nỗ lực vượt khó, đạt được một số kết quả đáng khích lệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ nhất, vẫn duy trì nhịp độ phát triển, có bước tăng trưởng cả về quy mô và số lượng. Thứ hai, thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật và đổi mới công nghệ, bắt kịp trình độ phát triển khu vực và thế giới. Thứ ba, năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của các đối tượng khách hàng.  Cụ thể, đến ngày 14.02.2023, cả nước có 2.402 cơ sở in được cấp giấy phép hoạt động, số lượng cơ sở in năm 2022 tăng 3,2% so với năm 2021, tăng 15,87% so với trước Covid-19. Doanh thu toàn ngành đạt  93.151 tỉ đồng, tăng 9% so với năm 2021; lợi nhuận (sau thuế) đạt 4.069 tỉ đồng, tăng 6% so với năm 2021. Cũng trong năm 2022, sản lượng giấy các loại đạt 5,758 triệu tấn, tăng trưởng 5,6%, tương ứng với lượng tăng 0,308 triệu tấn so với năm 2021 (đạt sản lượng 5,45 triệu tấn).

Toàn cảnh Hội nghị

Tuy nhiên, ông Nguyên cũng cho biết ngành công nghiệp in vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định làm cho ngành In đứng trước những khó khăn như quy mô nhỏ, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp; năng lực công nghệ và năng lực quản trị còn hạn chế; nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu và tốc độ phát triển. Nhằm giải quyết vấn đề này, ông Nguyên cho rằng có bốn giải pháp trọng tâm cần được thực hiện trong thời gian tới. Trước hết là hoàn thiện cơ sở pháp lý, trong đó tập trung vào các giải pháp kĩ thuật nhằm phát hiện vi phạm. Tiếp theo là tăng cường biện pháp thanh tra, xử lý, đẩy mạnh ở hai đầu đất nước là Hà Nội và TP.HCM để kiểm soát tình hình in lậu trên cả nước. Cùng với đó là kết hợp những ứng dụng công nghệ, đẩy mạnh đưa ứng dụng tem công nghệ chống giả vào bảo vệ bản quyền. Cuối cùng là phối hợp các cơ quan để kiểm soát trên không gian mạng và có được một công cụ về mặt công nghệ để rà soát. Ông cho biết hiện một số đơn vị phát hành đã kết hợp với nền tảng công nghệ để truy vết những vi phạm như vậy, nếu thử nghiệm thành công thì các công nghệ này sẽ được áp dụng rộng rãi cho ngành In.

Cũng tại Hội nghị, nhiều đại biểu đã phát biểu ý kiến xoay quanh thực trạng, bất cập và những khó khăn của ngành In; đề xuất các giải pháp để ngành In phát triển trong thời gian tới. Đáng chú ý, công tác đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển công nghệ cùng với việc phát triển nguồn nhân lực, là hai vấn đề được nhiều đại biểu nhấn mạnh và đề xuất các hình thức phát triển phù hợp thực tiễn phát triển của đất nước và tình hình thế giới.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm phát biểu chỉ đạo

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của toàn ngành in trong năm 2022, dù điều kiện còn nhiều khó khăn trong nước và thế giới. Ông nhận định vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm để phát triển lĩnh vực nhiều tiềm năng này. “Ngành Thông tin và Truyền thông những năm gần đây đã được mở rộng lên rất nhiều. Ngành công nghiệp in là một ngành có tốc độ tăng trưởng khá, đi đầu trong ứng dụng công nghệ, có ảnh hưởng đến các ngành khác. Cũng như cung cấp thông tin, tri thức, để xây dựng đất nước lớn mạnh. Theo đó, chúng ta cần kết nối với nhau, đồng cảm với những khó khăn của ngành in để tìm ra hướng điều hành thông minh, hiệu quả… Trong năm 2023 chúng ta cần có được sự đột phá trong việc sửa đổi Luật Xuất bản, một khung pháp lý hoàn toàn mới những vẫn giữ được những tư tưởng có giá trị đã đề ra từ trước, quyết tâm có được đột phá trong công tác chống in lậu và đổi mới quản lý bằng công nghệ”, ông Nguyễn Thanh Lâm chia sẻ.

Các tập thể nhận cờ thi đua của Bộ trưởng Bộ TT&TT

Dịp này, Bộ trưởng Bộ TT&TT cũng đã tặng cờ thi đua, bằng khen cho các cá nhân, tập thể có những đóng góp tích cực, thành tích xuất sắc cho ngành In trong năm 2022.

THÙY TRANG - HỒNG HẠNH

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top