Menu
  1. Chính trị
  2. Văn hóa
  3. Nghệ thuật
  4. Giải trí
  5. Du lịch
  6. Thể thao
  7. Gia đình
  8. Kinh tế
  9. Ẩm thực
  10. Đời sống
  11. Nhịp sống số
  12. Pháp luật
  13. Thế giới

Chính trị

29 Tháng Ba 2024

Việt Nam ngày càng thăng hạng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

Thứ Năm 23/02/2023 | 18:33 GMT+7

VHO- Việt Nam hiện có hơn 64.000 doanh nghiệp công nghệ số, tăng 5.600 doanh nghiệp so với năm 2020 và có gần 1.000 sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin – truyền thông (CNTT-TT) mang thương hiệu Việt.

Viet Nam ngay cang thang hang trong linh vuc tri tue nhan tao hinh anh 1

(Nguồn: odditycentral.com)

Theo trang Forbes.com (Mỹ) ngày 22.3, một số nghiên cứu cho thấy Việt Nam đang ngày càng thăng hạng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).

Cụ thể, Việt Nam hiện có hơn 64.000 doanh nghiệp công nghệ số, tăng 5.600 doanh nghiệp so với năm 2020 và có gần 1.000 sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin-truyền thông (CNTT-TT) mang thương hiệu Việt.

Ước tính, Việt Nam có hơn 1 triệu lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin-truyền thông  và hơn 80.000 sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành công nghệ thông tin-truyền thông . 

Trung tâm Nghiên cứu phát triển quốc tế tại Canada và Oxford (Anh) xếp Việt Nam ở vị trí thứ 6 trong ASEAN và thứ 62 trên thế giới trong “Chỉ số sẵn sàng AI” của Chính phủ năm 2021. Đây là lần đầu tiên, “Chỉ số sẵn sàng AI” của Việt Nam đạt 51,82/100 điểm, vượt mức trung bình toàn cầu là 47,72 điểm, giúp Việt Nam tăng 14 bậc so với năm 2022.

Trong khi đó, hãng OpenGov Asia đưa tin Việt Nam xếp thứ 6 trong số 10 quốc gia thành viên ASEAN và thứ 55 trên toàn cầu về “Chỉ số sẵn sàng AI” năm 2022, tăng 7 bậc so với năm 2021. Chỉ số trung bình của Việt Nam là 53,96,  cao hơn mức trung bình toàn cầu là 44,61 điểm.

“Chỉ số sẵn sàng AI” của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ được đánh giá thông qua 3 tiêu chí: chính phủ, công nghệ và hạ tầng dữ liệu.

Chính phủ Việt Nam đã và đang đầu tư mạnh vào AI và các công nghệ kỹ thuật số khác như học máy, chuỗi khối, phân tích dữ liệu lớn, Internet vạn vật (IoT) và điện toán đám mây. Mới đây, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đặt nền móng chiến lược vững chắc để Việt Nam trở thành quốc gia đổi mới AI trong những năm tới.

Việt Nam cũng đã đưa ra các chính sách lớn nhằm hỗ trợ nghiên cứu và phát triển (R&D), AI và phát triển ứng dụng, nên nước này sẽ đạt được một số bước tiến lớn. 

Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng cho thấy Việt Nam đang đứng trước thách thức là thiếu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về AI. Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), hiện có chưa đến 2.000 người Việt Nam học tập và làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến AI và chưa đến 300 người được coi là chuyên gia về AI.

Hiện Việt Nam có khoảng 50 trường đại học, học viện giảng dạy các chuyên ngành liên quan đến AI.

Mặc dù vậy, Việt Nam đang đề ra kế hoạch đầy tham vọng nhằm nằm trong số 4 quốc gia hàng đầu ở châu Á về AI.

Công ty FPT Software đang nỗ lực thúc đẩy tham vọng này.

TTXVN

Print

Hãy Đăng nhập hoặc Đăng ký đăng nhận xét.

Danh mục bài viết

«Tháng Ba 2024»
T2T3T4T5T6T7CN
26
27
28
29
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
293031
1234567

© BÁO VĂN HÓA ĐIỆN TỬ
Cơ quan chủ quản: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giấy phép Báo điện tử số: 422/GP-BTTTT cấp ngày 19.8.2016
Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa. Mọi hành động sử dụng nội dung đăng tải trên Báo điện tử Văn hóa tại địa chỉ www.baovanhoa.vn phải có sự đồng ý bằng văn bản của Báo điện tử Văn hóa.
Liện hệ quảng cáo: 024.22415051

Tổng Biên tập:NGUYỄN ANH VŨ

Phó tổng Biên tập: PHAN THANH NAM

Phó tổng Biên tập: NGUYỄN VĂN MƯỜI

Tòa soạn: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội
Điện thoại: 024.38220036 - FAX: 024.38229302
Email: baovanhoa@fpt.vn

Close 2024 Bản quyền thuộc về Báo Văn hóa
Back To Top